Quyết định hoãn thi hành án dân sự bị hủy khi nào? Theo bản án tôi là người bị thi hành án và đã có quyết định thi hành án, sau đó tôi đã làm đơn xin hoãn thi hành án Anh chị cho tôi hỏi, quyết định hoãn thi hành án dân sự bị hủy khi nào? Việc thi hành án dân sự đương nhiên kết thúc trong trường hợp nào? Nhờ luật sư tư vấn.
Mục lục bài viết
Hủy thi hành án dân sự khi nào? đương nhiên kết thúc thi hành án trong trường hợp nào?
1. Quyết định hoãn thi hành án dân sự bị hủy khi nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án như sau:
“Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án
………
3. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định hủy hoặc yêu cầu hủy quyết định về thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện các trường hợp quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này mà Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp không tự khắc phục sau khi có yêu cầu;
b) Quyết định về thi hành án có vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định về thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ.”
2. Việc thi hành án dân sự đương nhiên kết thúc trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 52 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về kết thúc thi hành án như sau:
“Kết thúc thi hành án
Việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong trường hợp sau đây:
1. Có xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Có quyết định đình chỉ thi hành án.”
Hiện nay có các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nào?
Căn cứ quy định Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án như sau:
“Biện pháp bảo đảm thi hành án
1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
a) Phong toả tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.”
Theo đó các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự bao gồm:
– Phong toả tài khoản;
– Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
– Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Lưu ý: Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
» Hoãn thi hành án theo đơn sau khi đã thực hiện việc kê biên tài sản