Quy định khi đi qua hầm đường bộ

Quy định khi đi qua hầm đường bộ, tài xế cần thực hiện theo các quy định sau như: bật đèn cost, đi tốc độ quy định; không còi, vượt xe khác… Khi đến hầm đường bộ lái xe cần nắm được yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt. 

Quy định khi đi qua hầm đường bộ 

Khi tham gia giao thông trong hầm là quy định đã được ban hành tại Khoản 1 Điều 27 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Điều 27. Giao thông trong hầm đường bộ

Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;

2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.”

1. Loại đèn ô tô phải bật khi đi qua hầm lái xe cần biết

Trước quy định trên, không ít lái xe băn khoăn về việc bật loại đèn nào khi đi qua khu vực này. Nếu cũng đang có cùng thắc mắc, tài xế hãy tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây.

Theo quy định, khi đi qua hầm Thủ Thiêm, hầm Hải Vân hay bất cứ hầm đường bộ nào, lái xe phải bật đèn chiếu sáng gần (hay còn gọi là đèn cốt).

Lưu ý khi lưu thông qua hầm, tài xế tuyệt đối không được bật đèn pha (đèn chiếu xa) bởi ánh sáng của đèn pha sẽ làm phương tiện lưu thông ngược chiều chói mắt, hạn chế tầm nhìn.

Bật đèn chiếu sáng gần (đèn cốt) khi đi trong hầm là quy định bắt buộc

Mức xử phạt không bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm

Quy định tại điểm r khoản 3 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

r) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

s) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Điểm b khoản 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

“c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Ngoài múc phạt khi đi qua hầm vì không bật đèn hoặc bật sai loại đèn quy định. Cụ thể phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện ô tô không bật đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ. Lái xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông (tùy theo từng mức độ).

2. Những điều tài xế cần lưu ý khi lái xe trong hầm đường bộ

Khi lái xe trong hầm đường bộ lái xe cần lưu ý điều khiển phương tiện đúng tốc độ cho phép, thông thường tốc độ tối đa khi lưu thông trong hầm là 60km/h, tốc độ tối thiểu là 30km/h, đồng thời giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện cùng tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, khi di chuyển trong hầm, âm thanh sẽ bị khuếch đại rất lớn, nếu bấm còi sẽ ồn và to hơn bình thường. Trường hợp này tài xế cần biết sử dụng đèn để ra tín hiệu thay vì dùng còi xe.

Chú ý không được dừng, vượt, quay đầu hay đi lùi trong hầm. Trường hợp phải dừng khẩn cấp, tài xế cần ra tín hiệu thông báo và giữ khoảng cách an toàn với các xe khác.

» Cảnh sát giao thông chỉ được dừng xe trong 05 trường hợp