Pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm hay là chủ thể của trách nhiệm hình sự

Tranh luận quan điểm pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm hay là chủ thể của trách nhiệm hình sự?

Pháp nhân thương mại chỉ đơn thuần là chủ thể của trách nhiệm hình sự:

1. Khái niệm về Pháp nhân thương mại và Chủ thể của tội phạm

Thứ nhất, Pháp nhân thương mại là gì? (Điều 75 Bộ luật dân sự 2015)
– Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
– Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở một số tội nhất định, chủ thể còn có thêm đặc điểm khác vì chỉ khi có đặc điểm khác chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội của các tội này.

Từ khái niện trên ta thấy: Pháp nhân thương mại không thể là chủ thể của chủ thể của tội phạm vì không có các đặc tính: có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu TNHS

2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Điều 75 BLHS.

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
Điều kiện này được hiểu là hành vi phạm tội do một người hoặc một số người được pháp nhân thương mại giao hoặc ủy quyền thực hiện một nhiệm vụ nào đó và khi thực hiện họ nhân danh pháp nhân thương mại đó.

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

Điều kiện xảy ra khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu.

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

Điều kiện này tức là: Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành thể hiện ở sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty.

Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Pháp nhân thương mại phạm tội cũng giống như người phạm tội, Bộ luật hình sự sự cũng quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự  pháp nhân thương mại tuỳ thuộc vào tội phạm thực hiện:

05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng

10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng 

15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng

20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Cũng như đối với người phạm tội, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự như trên, chủ thể tội phạm này lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với người phạm tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Khi áp dụng các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội cần chú ý: Việc xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Nếu hành vi của cá nhân đủ yếu tố cấu thành bất kì tội nào quy định trong BLHS thì cá nhân đó vẫn bị xử lý hình sự theo tội đó.

 

  1. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Chỉ xử lý hình sự pháp nhân thương mại đối với một số tội theo quy định

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Điều 76 BLHS.
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
(còn thiếu, chưa đầy đủ?)
Trong số 33 tội danh thì: Có những tội liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại như  tội trốn thuế; tội buôn lậu; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động… nhưng cũng có tội ít liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của pháp nhân thương mại như: Tội tài trợ khủng bố và Tội rửa tiền.

  1. Các loại hình phạt đối với pháp nhân thương mại
    – Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 3 hình phạt chính và 3 hình phạt bổ sung (trong đó hình phạt Phạt tiền là hình phạt bổ sung, khi không áp dụng là hình phạt chính).
    – Hình phạt chính bao gồm:
    +) Phạt tiền;
    +) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    +) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
    – Hình phạt bổ sung bao gồm:
    +) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
    +) Cấm huy động vốn;
    +) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
    Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể áp dụng thêm một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Cơ sở của trách nhiệm hình sự Điều 2 BLHS

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về khoản 1 Điều 8. Khái niệm tội phạm

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Cách quy định như trên của bộ luật hình sự là coi pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm, gây hiểu lầm giữa hai khái niệm “Chủ thể của tội phạm” và “Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự”

» Các loại hình phạt của Bộ luật hình sự

» Luật sư tư vấn luật hình sự