Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ vụ án hành chính

Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính
I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ BÀI LUẬN CỨ BẢO VỆ:
Luật sư trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình tại phiên Tòa đuợc mọi người đánh giá cao, rất hay, rất thuyết phục… Ở đây, chúng ta chỉ nhìn nhận từ góc độ chuyên môn không thể lấy việc thắng thua để làm tiêu chuẩn để đánh giá. Sự thành công đó là cả một quá trình lao động, nghiên cứu, tư duy của Luật sư: như việc thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ và phân lọai chứng cứ, hay đó là quá trình Tìm kiếm, so sánh và áp dụng các qui định của pháp luật có liên quan…. Sau đó hình thành bài bảo vệ của Luật sư, tham gia xét xử, hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Từ đó cho thấy hoạt động của Luật sư là một chuỗi công việc, mỗi công việc là một mắt xích quan trọng. Tuy nhiên chúng ta có thể phân chia cả một quá trình làm việc đó thành hai giai đoạn, giống như hai phần của một tảng băng.
– Giai đoạn đầu kể từ khi bắt tay vào thu thập, nghiên cứu tài liệu đến khi hình thành Bài luận cứ bảo vệ (phần chìm).
– Giai đọan hai là từ khi Luật sư tham gia vào phiên Tòa xét xử
Như vậy, hai giai đoạn này là một tổng thể thống nhất không thể tách rời với nhau, bài luận cứ bảo vệ là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho việc Luật sư trình bày tại phiên tòa.
Việc chuẩn bị bài luận cứ bảo vệ như là vũ khí mà Luật sư không thể thiếu khi tham gia phiên tòa. Do khả năng của con người là có giới hạn và Luật sư không phải là trường hợp ngoại lệ nên Luật sư không thể chủ quan, tự tin vào trí nhớ của mình để khi trình bày say sưa một vấn đề nào đó mà bỏ sót ý hoặc dài dòng một cách không cần thiết, không bảo đảm trật tự trước sau. Vì thế, Bài bảo vệ phải được chuẩn bị một cách cẩn thận, đầy đủ, theo một trật tự nhất định, văn phong phải chuẩn xác, rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu.

II) BÀI LUẬN CỨ BẢO VỆ:
Bài luận cứ bảo vệ là một sự kết tinh, là sản phẩm của cả một quá làm việc của người Luật sư, một chu trình nghiên cứu, tìm tòi, tư duy thể hiện quan điểm của Luật sư, nguyện vọng của khách hàng dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Một bài luận cứ chặt chẻ, thuyết phục, đạt hiệu quả cao nhằm để chinh phục được Hội Đồng Xét Xử và những người có mặt tại phiên tòa, mang lại những kết quả tốt đẹp nhất cho thân chủ (khách hàng) của mình, Luật Sư cần có sự chuẩn bị cẩn thận. Thể hiện qua các bước:
– Vạch ra một đề cương chi tiết
– Sắp đặt những phần đã được ghi chép theo đề cương.
– Tìm các văn bản áp dụng
– Trình bày những nhận định và kết luận dưới dạng đơn giản.
– Chuẩn bị các luận cứ để bác lại ý kiến của Luật sư đối phương.
Bố cục của Bài luận cứ bảo vệ trong vụ án hành chính gồm có 3 phần cơ bản: Bài luận cứ bảo vệ là văn bản tố tụng rất quan trọng của luật sư, nó thể hiện cơ sở pháp lý của những quan điểm bảo vệ mà người Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Vì vậy bài luận cứ bảo vệ Luật sư có thể gửi cho toà án (Hội đồng xét xử) để họ nguyên cứu trước. Nên khi gửi cho toà án cần thể hiện thêm các tiêu chí khác như: Tiêu đề của Đoàn luật sư, Văn Phòng luật sư, địa chỉ liên hệ: điện thoại, fax, Email Thông thường phần tiêu đề được đặt trên cùng, bên trái là logo Văn Phòng luật sư mà mình là thành viên, ở giữa là tên Văn Phòng và địa chỉ liên hệ. Tiêu đề chỉ ghi tên Đoàn luật sư hay Văn Phòng luật sư và địa chỉ liên hệ. Bản thân họ và tên của luật sư được thể hiện ở Bản luận cứ. Có thể viết sẵn những thông tin mà chắc chắn sẽ không thay đổi: họ và tên Luật sư, họ và tên khách hàng mà mình nhận bảo vệ, tên toà án

A. Phần mở đầu:
Để thể hiện tính nghiêm túc, văn hoá, tôn trọng mọi người thì Luật sư cần mở đầu bằng việc thưa gửi. Mỗi người có một cách thưa gửi khác nhau nhưng có thể mở đầu bằng các hình thức sau:
• Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện Kiểm sát và các Luật sư đồng nghiệp
• Kính thưa Quý toà, thưa vị đại diện Viện Kiểm sát và các Luật sư đồng nghiệp Đây là thủ tục không bắt buộc phải có nhưng Luật sư không nên bỏ qua việc chào hỏi này:
– Thứ nhất: Thể hiện tư cách đạo đức của Luật sư.
– Thứ hai: Tòa Án (Hội đồng xét xử), Viện Kiểm Sát là những cơ quan đại diện của Nhà Nước thực thi quyền xét xử và quyền công tố tại phiên tòa nên cần có được sự tôn trọng.
– Thứ ba: Măc dù trong lúc tham gia xét xử tại phiên tòa các bên đều tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình đôi khi rất căng thẳng và rất gay gắt nhưng ko vì thế mà dẫn đến mâu thuẫn hay ganh ghét. Tất cả có chung một mục đích là bảo vệ pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Sau đó, Luật sư giới thiệu về mình và bối cảnh nhận tham gia
tố tụng với tư cách là Luật sư tham gia trong vụ án. Và đây cũng là hình thức để Luật sư giới thiệu về mình như: “Tôi Luật sư Nguyễn Văn A trưởng văn phòng Luật sư B, địa chỉ văn phòng tại C thuộc đoàn Luật sư D tham gia phiên tòa hôm nay để bảo vệ cho thân chủ của tôi là ông/bà E là người khởi kiện (người bị kiện – người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) trong vụ án F, tôi xin trình bày một số quan điểm như sau:” Tuy nhiên cũng không quá lạm dụng việc giới thiệu này vì đây là việc thông tin về danh tiếng của người Luật sư cũng như thông tin về Văn phòng Luật sư, vì vậy tùy từng phiên tòa cụ thể mà Luật sư có những cách giới thiệu về mình khác nhau. Nếu như Hội đồng xét xử xét xử quá nhiều vụ án trong ngày hoặc đã cuối buổi, cuối ngày mọi người đã mệt thì Luật sư nên giới thiệu ngắn gọn tránh dài dòng đôi khi mang lại cảm giác khó chịu cho mọi người mà chỉ cần giới thiệu ngắn gọn như: tôi là Luật sư A thưộc đoàn Luật sư B bảo vệ cho than chủ của tôi là ông (bà) C. sau đây tôi xin trình bầy một số quan điểm. như vậy là đã đủ rồi.

B. Phần tóm tắt nội dung vụ án:
Phải nêu đựơc nội dung chính, đảm bảo đầy đủ, cô đọng, xúc tích phản ánh được tất cả các tình tiết, hệ thống chứng cứ. Nhấn mạnh các nội dung liên quan đến lập luận trình bày trong Bản luận cứ. Cũng như phần giới thiệu của Luật sư thì phần tóm tắt này cũng vậy không nên thực hiện một cách máy móc nhất nhất phải nêu bằng được những gì mình tóm tắt sẵn trong bài luận cứ, nhất là khi những vấn đề – những nội dung này đã được các Luật sư khác trình bày, lăp đi lăp lại, do vậy chúng ta cũng nên bỏ qua khi nó thật sự không cần thiết trong Bài luận cứ của mình. Sau tóm tắt: Luật sư cần xác định văn bản quy phạm pháp luật nào liên quan để làm cơ sở đề xuất giải quyết. Nếu Luật sư xác định được điều đó nó sẽ giúp chúng ta biết đựợc còn thiếu những văn bản nào. Văn bản nào liên quan và có giá trị chứng minh. Hơn nữa khi nghe qua tên văn bản thì Hội đồng xét xử đã biết được công việc bào chũa của Luật sư là đúng hay sai. Luật sư cần phân tích những lập luận không đúng, không phải của đối
phương như: đối tượng khởi kiện, điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, thẩm quyền giải quyết vụ án, thủ tục được áp dụng từ khi khởi kiện và thụ lý vụ án cho đến thời điểm Tòa án xét xử vụ án.

Đối tượng khởi kiện của một vụ án hành chính gồm:
– Quyết định hành chính
– Hành vi hành chính.
● Quyết định hành chính: Thuộc loại quyết định cá biệt là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà Nước hoặc là của ngừoi có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà Nướcđược áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý Nhà Nước. Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh giải quyết các vụ án Hành chính năm 2006 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh 2006):
“ Quyết định hành chính”: là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính” Và hướng dẫn chi tiết tại mục 2 Nghị quyết 04/2006 ngày 04/8/2006 của HĐTP TANDTC (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 04/2006).
● Hành vi hành chính: Được quy định tại khoản 2 điều 4 Pháp lệnh: “ Hành vi hành chính”: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật ” Là qui định về việc thực hiện hay không thực hiện công vụ của cán bộ, viên chức Nhà Nước và được quy định cụ thể tại mục 3 Nghị quyết 04/2006 ngày 04/8/2006 của HĐTP TANDTC.

• Điều kiện khởi kiện: (ĐKKK) phải thực hiện giai đoạn tiền tố tụng, căn cứ để xem xét ĐKKK chúng ta phải dựa vào Điều 2 Pháp lệnh:
“ 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:
a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết mà không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
c) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưnghết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
d) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải
quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải uyết đó.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 18 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan đó.
4. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 19 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với người đã ra quyết định kỷ luật, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu
nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.
5. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 20 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
6. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 21 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
7. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 22 Điều 11 của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1à thành viên về các khiếu kiện đó ”. Và bên cạnh đó, điều kiện khởi kiện vụ án hành chính ở Điều 2 này còn được hướng dẫn chi tiết tại Mục 1 Nghị quyết 04/2006 ngày 04/8/2006 của HĐTP TANDTC.

• Thời hiệu khởi kiện: Căn cứ vào Điều 30 – Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính:
“ 1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hơp pháp luật không có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh này là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
d) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này chậm nhất là năm ngày, trước ngày bầu cử, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri.
đ) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
f) Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 2 của Pháp lệnh này là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh hoặc của Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
g) Đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 2 của Pháp lệnh này thì thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về trường hợp đó; nếu pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai hay kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai.
3. Đối với vùng, sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn khởi kiện quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này là bốn mươi lăm ngày.
4. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khởi kiện.
5. Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện trong thời hạn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn.
b) Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính.
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện.
d) Nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán
bộ, công chức hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính.
đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
e) Các yêu cầu Toà án giải quyết.
6. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; nếu việc khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do cha, mẹ, người giám hộ của những người này ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp Viện kiểm sát khởi tố thì viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng
được Viện trưởng uỷ nhiệm ký tên và đóng dấu. Kèm theo đơn khởi kiện, văn bản khởi tố phải có các tài liệu, chứng từ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện, việc khởi tố là có căn cứ và hợp pháp.” Vấn đề thời hiệu theo điều 2 này được hướng dẫn cụ thể tại Mục 13 Nghị quyết 04/2006 ngày 04/8/2006 của HĐTP TANDTC.

• Thẩm quyền giải quyết: Căn cứ vào điều 11, 12, 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính:
“Điều 11 Các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
1. Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.
5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác.
6. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân.
7. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước.
8. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ.
9. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản.
10. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế.
11. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất.
12. Khiếu kiến quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
13. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư.
14. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan.
15. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch.
16. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối
công chứng, chứng thực.
17. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất.
18. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
19. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống.
20. Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
21. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc.
22. Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
”Điều 12
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó.
b) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
c) Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng lãnh thổ với toà án.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án.
b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức của các cơ quan chức năng đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án.
c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ với Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó.
d) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trên cùng lãnh thổ với Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó, trừ những khiếu kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
đ) Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng lãnh thổ với Toà án giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ vời Toà án.
g) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà Toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết”.
”Điều 13
1. Trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức không được giải quyết hoặc đã được giải quyết lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý mà khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai và khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền thì phân biệt thẩm quyền như sau:
a) Trường hợp chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền.
b) Trường hợp có nhiều người mà họ vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ
vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình.
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản này, nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai thì có quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính, nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án đã ra quyết định chuyển vụ án hành chính phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
3. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Toà án cấp tỉnh giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết”. Vấn đề thẩm quyền còn được hướng dẫn cụ thể tại Mục 7,8,9 Nghị quyết 04/2006/NQ-HĐTP.

• Thủ tục được áp dụng từ khi khởi kiện và thụ lý vụ án cho đến thời điểm
Tòa án xét xử vụ án: Trong các vụ án hành chính thì thủ tục tố tụng rất dễ bị sai cho nên chúng ta cần kiểm tra chặt chẽ “Bất chiến tự nhiên thành”, ngoài việc dựa vào Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hoành chính còn phải xem xét các qui định pháp luật liên quan như:
– Quyết định, hành vi bị kiện đã được ban hành thực hiện có đúng thẩm quyền không ?
– Người kí Quyết định hành chính hay có Hành vi hành chính bị kiện đã có sự ủy quyền của cấp có thẩm quyền ?
– Vụ việc phải được giải quyết thuộc thẩm quyền của cơ quan hay cá nhân?
– Vụ việc được giải quyết thuôc thẩm quyền của cơ quan khác cấp:
Ví dụ: Như thâm quyền xử phạt của chủ tịch xã và huyện
– Quyết định hành chính hay Hành vi hành chính đó đã được ban hành hoặc thực hiện như thế nào, có đúng trình tự thủ tục không ?
– Quyết định hành chính hay Hành vi hành chính đó được thực hiện đúng thời hiệu hay không ?
– Việc xử lý đó đúng với văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở ra Quyết định hành chính hay Hành vi hành chính bị kởi kiện hay không ?
– Xem xét thiệt hại có phải là hậu quả của Quyết định hành chính hay Hành vi hành chính gây ra hay không ?
– Chứng cứ xác định mức độ thiệt hại cụ thể: Hóa đơn , chứng từ
– Quyết định hành chính hay Hành vi hành chính (bị khởi kiện) dưa trên báo cáo của cấp dưới: báo cáo có đúng thực tế hay không ?
– Quyết định hành chính hay Hành vi hành chính (bị khởi kiện) dựa trên ý kiến, khiếu nại của những người khác: Các ý kiến, khiếu nại có trung thực và khách quan không ?
– Các tình tiết trong vụ kiện có điều gì không đúng thực tế , mâu thuẫn với các chứng cứ khác hay không ?
Nói chung một bài bảo vệ cần phải có sự thống nhất từ đầu đến cuối: như những câu dự địnhsẽ hỏi, phải xác định hỏi ai, hỏi như thế nào và có mục đích gì cho phần dự định sẽ tranh luận, tránh trường hợp hỏi cho có, cho qua loa, phần trình bầy những quan điểm để bảo vệ cho thân chủ nhất thiết phải có căn cứ dựa vào hồ sơ vụ án (bút lục), các điều khoản cụ thể của điều luật, văn bản luật và các căn cứ khác sẽ được bổ sung vào bản luận cứ trong quá trình xét xử tại phiên Tòa tránh trường hợp soạn thỏa một bài bảo vệ trên cơ sở những lý lẽ suông.
Trong thời gian soạn thảo bản luận cứ trước khi tham gia phiên Tòa khi nó chưa thật sự hoàn chỉnh mà nó có thể được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp sau khi Luật sư trực tiếp tham gia vào quá trình xét hỏi sẽ tranh luận công khai tại phiên Tòa. Vì thế: khi nhận định, phân tích, chứng minh mọi vấn đề thì ngay bên dưới cần chừa một khoảng cách đúng sai (ngăn kéo giữa các vấn đề để bổ sung các kết quả thu thập trong diễn biến phiên Tòa.
Một bài bảo chữa chuẩn bị chu đáo, đầy đủ sẽ tạo một sự tự tin, trình bày một cách lưu loát, nhanh chóng chính xác, liền mạch. Hạn chế việc khi Luật sư đang trình bầy một vấn đề mọi người đang chú ý lắng nghe thì Luật sư dừng lại, lật đi lật lại tìm căn cứ, câu biện dẫn (gây cảm giác khó chịu cho mọi người, sự lúng túng có thể không tìm ra hoặc nhầm lẫn giữa những vấn đề và áp dụng sai chứng cứ).

C. Phần kết luận:
Đây là phần tối quan trọng của bài bảo vệ, ở phần kết luận này Luật sư phải tóm tắt và khẳng định lại các yêu cầu của người được bảo vệ là giữ nguyên hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hoặc thực hiện hành vi mà quyết định hành chính hay hành vi hành chính này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ như:
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) phải nêu một cách cụ thể về mức bồi thường thiệt hại như: phần nào, bao nhiêu, tổng cộng là bao nhiêu (trên cơ sở phân tích ở phần trước).
– Tất cả các yêu cầu trên phải được trình bày một cách rõ ràng ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, tránh gay nhầm lẫn cho người nghe. Không được dùng một số từ mang tính chất địa phương như: tiếng lóng, trừu tượng khó hiểu, từ hiểu theo nhiều nghĩa…. Không nên dùng những thuật ngữ pháp lý cổ xưa như:
khế ước, căn cước…và khi viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật để chứng minh thì cần chú ý đến những văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn theo luật ban hành văn bản pháp luật. Và đặc biệt quan trọng là trong bản luận cứ, Luật sư chúng ta không nên dùng những từ ngữ xúc phạm, coi thường và thiếu tôn trọng đối với Hội đồng xét xử và Luật sư đồng nghiệp.

theo 123doc

» Kỹ năng hỏi tại phiên toà hành chính của luật sư

» Luật sư tham gia tố tụng vụ án hành chính