Miễn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài?

Khi nào người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động?
Nhà đầu tư hỏi: Công ty tôi là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm và có trụ sở tại Hoa Kỳ, chúng tôi đã lập một công ty tại Việt Nam và cử giám đốc điều hành là người Mỹ sang làm việc, vậy trường hợp này có được phép miễn giấy phép lao động không?

Luật sư bảo hộ: Như thông tin doanh nghiệp cung cấp thì Giám đốc điều hành sẽ thuộc diện người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam WTO, được quy định cụ thể trong Thông tư số 41/2014/TT-BTC.

Điều kiện và thủ tục để Giám đốc điều hành có thể làm việc tại Việt Nam như sau:

I. Điều kiện:
– Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam;

– Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam WT. (Ngành nghề của công ty liên quan đến máy tính là đã thuộc vào trong 11 ngành nghề trong biểu cam kết)

– Người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

II. Tài liệu cần chuẩn bị:

1. Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam nêu rõ thời hạn làm việc của người lao động;

2. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan tổ chức, doanh nghiệp mà người nước ngoài đã từng làm việc xác nhận.

3. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam (Hợp đồng lao động/văn bản xác nhận của người sử dụng LĐ/Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài)

Các giấy tờ quy định trên là một (01) bản chính hoặc một (01) bản sao chứng thực, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

4. Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam là một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam (một (01) bản sao chứng thực).

» Tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp

» Quy định về đóng bảo hiểm xã hội

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại làm bằng chứng

Dịch vụ Thừa phát lại Lập vi bằng làm bằng chứng. Khi bạn một sự…

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bồi thường như thế nào?

Người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho phương tiện xe ô tô, mô…

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn.…

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo