Mẫu văn bản khai nhận phân chia di sản thừa kế

Mẫu văn bản khai nhận phân chia di sản thừa kế. Văn bản phân chia di sản, tài sản thừa kế là vấn đề được khá người người quan tâm, hiện nay có khá nhiều tranh chấp về di sản khi người có tài sản người mất không để lại di chúc. Do đó, để tránh các trường hợp tranh chấp không mong muốn có thể xảy ra thì các đồng thừa kế có thể thỏa thuận về việc phân chia di sản và ghi trong văn bản phân chia tài sản thừa kế. 

Mẫu văn bản khai nhận phân chia di sản thừa kế khi có nhiều người thừa kế

Văn bản phân chia di sản thừa kế là văn bản ghi nhận cụ thể về việc phân chia di sản của người mất để lại. Sau khi người để lại tài sản đã mất, người được hưởng quyền thừa kế sẽ thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế.

1. Mẫu văn bản khai nhận phân chia di sản thừ kế

Download – tải: Mẫu văn bản khai nhận phân chia di sản thừ kế là nhà đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN
KHAI NHẬN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm …….., tại ………., chúng tôi gồm:

– Ông/Bà …………….. sinh năm: ……….., CMND số: …………….. do Công an  …………. cấp ngày ……………….., đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………..

Cùng các con là:

– Ông/Bà …………….. sinh năm: ……….., CMND số: …………….. do Công an  …………. cấp ngày ……………….., đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………..

– Ông/Bà …………….. sinh năm: ……….., CMND số: …………….. do Công an  …………. cấp ngày ……………….., đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………..

Bằng Văn bản này, chúng tôi khai đúng sự thật rằng:

  1. Ông/Bà …………. và vợ/chồng là bà/ông …………… là đồng sở hữu nhà gắn liền với đất và quyền sử dụng thửa đất tại địa chỉ: Số …………. theo “Giấy chứng nhận ……………………” số: ………………….; Hồ sơ gốc số/số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ………………. do UBND …. cấp ngày …………. (sau đây trong hợp đồng gọi tắt là “Bất động sản”). Đặc điểm cụ thể như sau:

a/ Nhà ở:
– Địa chỉ: ………………………………………………….
– Tổng diện tích sử dụng: ……………….m2 (…………………………… mét vuông)
– Diện tích xây dựng: …………………. m2 (…………………………….. mét vuông)
– Kết cấu nhà: …………………………….
– Số tầng: …………………..

b/ Đất ở:
– Thửa đất số: ………………………
– Tờ bản đồ số: ……………………
– Diện tích: …………………………. m2 (……………………………. mét vuông)
– Hình thức sử dụng:
+ Riêng: ………………………… m2 (……………………………………… mét vuông)
+ Chung: ………………. m2 (…………………….. mét vuông)

  1. Ông/Bà …………….. là chồng/vợ, bố/mẹ chúng tôi đã chết ngày ………….. theo “Giấy chứng tử” số: …….. quyển số: ………., do UBND …….. cấp ngày …………… Khi chết, ông/bà …………… không để lại di chúc; không để lại một nghĩa vụ về tài sản nào mà những người thừa kế di sản của ông/bà ……………………….. phải thực hiện.
  2. Ông/Bà ………………. có một người chồng duy nhất là bà/ông ……………………..
    Ông …………….. và bà …………. có ………. (……….) người con chung là: Ông/Bà ………………………………………  Ngoài những người con nêu trên, ông/bà ……………. không có người con đẻ, con nuôi nào khác.

Bố mẹ đẻ của ông/bà ………………. đã chết trước ông/bà ……………..; Ông/Bà ……………… không có bố, mẹ nuôi.

  1. Không người nào trong số chúng tôi không được quyền hưởng di sản thừa kế của ông/bà …………… theo quy định của Điều 643 Bộ luật Dân sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
  2. Trước khi lập Văn bản khai nhận và phân chia di sản thừa kế này, chúng tôi không có ai làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
  3. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì di sản của ông/bà ………………. có một phần Bất động sản nêu tại Điểm 1 trên đây và những người được thừa kế di sản đó gồm ông/bà ……………. và các con là: Ông/bà …………………………………..
  4. Chúng tôi xin cam đoan những điều chúng tôi khai trong Văn bản này là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi không khai thiếu thừa kế, không giấu thừa kế. Nếu sai hoặc sau này còn có ai khác khiếu nại và chứng minh được họ là chủ sở hữu hợp pháp của một phần Bất động sản nêu tại Điểm 1 hoặc là người thừa kế hợp pháp của ông/bà ………………………… thì chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho lời khai này.
  5. Nay, bằng văn bản này chúng tôi đồng ý nhận di sản thừa kế của ông/bà ……………. để lại là một phần Bất động sản nêu tại Điểm 1 trên đây như sau:
    …………………………………………………………………………………………………………..
  6. Bằng văn bản này, chúng tôi đồng ý tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng thừa kế từ ông/bà……………… cho ông/bà…………………  Như vậy, sau khi khai nhận thừa kế thì toàn bộ Bất động sản trên sẽ được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đứng tên: Ông/Bà ……………..
  7. Sau khi tự đọc lại nguyên văn Văn bản khai nhận và phân chia di sản thừa kế này, chúng tôi công nhận đã hiểu rõ, chấp nhận hoàn toàn nội dung của văn bản và nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế này. Chúng tôi ký tên dưới đây làm bằng chứng.

NHỮNG NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
(ký, ghi rõ họ tên)

2. Luật sư tư vấn lập văn bản phân chia di sản thừa kế:

Văn bản phân chia di sản thừa kế là văn bản ghi nhận cụ thể về việc phân chia di sản của người mất để lại. Sau khi người để lại tài sản mất, người được hưởng quyền thừa kế sẽ thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế.

Thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân hoặc phòng công chứng và việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế sẽ được ghi nhận bằng văn bản cụ thể.

» Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, giấy tờ cần chuẩn bị

Nếu quý khách còn vướng mắc xin liên hệ để hỗ trợ: