Mẫu đơn yêu cầu về việc xem xét thẩm định tại chỗ

Mẫu đơn yêu cầu về việc xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự. Tại khoản 1 Điều 101 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về xem xét, thẩm định tại chỗ quy định như sau “1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.

Như vậy khi đương sự yêu cầu thì mẫu đơn yêu cầu về việc xem xét thẩm định tại chỗ như sau:

Download: Mẫu đơn yêu cầu về việc xem xét thẩm định tại chỗ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–

…, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN YÊU CẦU XEM XÉT THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ
(V/v: Yêu cầu thẩm định tại chỗ đối với ……………)

– Căn cứ…….. (văn bản mà bạn dùng làm căn cứ để đưa ra yêu cầu)

Kính gửi: – Ông/Bà……………………… – Chức vụ (nếu có):…………..

Hoặc: – Công ty/Cơ quan nhà nước………… (là chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bạn

Họ và tên:……………………………………………..…… Sinh năm:……………….

Chứng minh nhân dân số:……………… do CA…………..….. cấp ngày…./…./……

Địa chỉ thường trú:………………………………….…………………………………

Địa chỉ cư trú hiện nay:…………………………………..……………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..………………………………………

Xin trình bày với Ông/Bà/Quý cơ quan sự việc  như sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(Trình bày nguyên nhân dẫn đến việc làm đơn)

Căn cứ điểm…. Khoản….. Điều….. Bộ luật/Luật/Nghị định/Hợp đồng/….. quy định:

“…” (trích căn cứ pháp lý bạn sử dụng để chứng minh cho quyền yêu cầu của mình, nếu có)

Ví dụ, trong trường hợp bạn yêu cầu giám định trong quá trình giải quyết tranh chấp, bạn có thể sử dụng căn cứ sau:

Căn cứ Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.”

Tôi nhận thấy, mình có quyền yêu cầu Ông/Bà/Quý cơ quan xem xét và tổ chức giám định……………..

Và để tiết kiệm thời gian/hạn chế thiệt hại/…. xảy ra, tôi kính đề nghị Ông/Bà/Quý cơ quan tổ chức giám định tại chỗ đối với:……………………….. (tài sản/…..)

Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Ông/Bà/Quý cơ quan xem xét và giải quyết đề nghị này của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 

Người làm đơn

» Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự