Khi nào được bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần

Khi nào được bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 584 BLDS 2015 quy định: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Tư vấn bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần

1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1.1. Có thiệt hại xảy ra:

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần.

+ Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

+ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

1.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:

Thiệt hại xảy ra chính là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả chứ không phải do sự ngẫu nhiên.

1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại:

Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần quan tâm đến yếu tố lỗi các bên. Lỗi của người vi phạm là là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc. 

Như vậy, trong một số trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình, ví dụ trong một số trường hợp phải bồi thường thiệt hại do súc vật hoặc cây cối gây ra.

+ Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

2. Thiệt hại tinh thần là gì?

Thiệt hại về tinh thần (tổn thất về tinh  thần) được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu nhầm…

3. Thế nào là bồi thường thiệt hại về tinh thần?

Bồi thường tổn thất về tinh thần là dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thông thường là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của BLDS.

4. Khi nào xác định thiệt hại tinh thần?

Căn cứ quy định tại Điều 590, 591 và 592 BLDS 2015, thiệt hại tinh thần được xác định khi phát sinh các thiệt hại sau:

– Do sức khỏe bị xâm phạm: Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Tuy nhiên có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định.

– Do tính mạng bị xâm phạm: Bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

– Do danh dự,nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tùy từng trường hợp ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Đồng thời, Điều 604 Bộ luật Dân sự quy định:

– Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Như vậy, khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì thiệt hại tinh thần sẽ được xác định và người bị thiệt hại được một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

5. Nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần

5.1. Nguyên tắc bồi thường

Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần:

– Thứ nhất: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả. Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

– Thứ hai: Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Thứ ba: Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Theo nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ảnh hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.

5.2. Mức bồi thường

Đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015); Mức bồi thường hiện nay tăng so với mức cũ tối đa không quá 60 tháng lương cơ sở.

– Đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 590 BLDS 2015). Mức này cao hơn so với mức cũ tối đa không quá 30 tháng lương cơ sở.

– Đối với trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015).

» Bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

» Tư vấn bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích