Tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Khi ly hôn vợ hoặc chồng đều muốn giành quyền nuôi con, như vậy cần đáp ứng điều kiện gì để được quyền nuôi con.

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Thưa luật sư, tôi xin tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn.

  1. Chúng tôi đã ly hôn tháng 5/2014.lý do mâu thuẫn với em vợ. Từ đó vợ nghe lời gia đình viết đơn ly hôn nên chúng tôi đã thuận tình ly hôn.  Lúc đó con tôi mới 3 tháng tuổi nên quyền nuôi con thuộc về mẹ bé.
  2. Con tôi hiện tại mới 6 tháng tuổi, tôi biết muốn có quyền này thì ít nhất cháu phải đủ 36 tháng (3 tuổi) trở lên mới thực hiện được. Tôi và gia đình tôi vô cùng mong muốn giành lại được quyền nuôi cháu khi cháu đủ 3 tuổi.

» Luật sư tư vấn ly hôn

– Thực tế bên Vợ và gia đình:
+ Gia đình vợ rất nghèo, bố mẹ vợ và anh chị em vợ hầu như không có nghề nghiệp ổn định, bố vợ 55 tuổi nhưng còn theo gái và hay nhậu nhẹt, đánh nhau (đã 3 lần bị xã gọi lên lập biên bản và phạt).
+ Vợ tôi là giáo viên cấp 3 dạy môn mỹ thuật ở miền núi nên chỉ có thu nhập là lương cỡ 4,5 triệu/ tháng. Vợ tôi hầu như không có tài sản nào? phải ở nhà công vụ trong căn phòng cỡ 16m2.

– Thực tế bên Tôi (nhà chồng) và gia đình:
+ Tôi là giáo viên cấp 3 dạy môn toán ở huyện sát ranh giới thành phố nên ngoài lương khoảng 4,5 triệu/ tháng, tôi còn dạy thêm được cỡ 13 triệu/tháng nữa. Tôi đã có nhà và nội thất đầy đủ trong nhà (giá trị cỡ 400 triệu), ngoài ra tôi còn mua được vạt đất khác khoảng 300 triệu. đến thời điểm cháu đủ 36 tháng thì tôi sễ cố gắng làm để có được khoản tiết kiệm 250 triệu.
+ Thời gian làm việc của tôi, cả làm thêm đều trong giờ hành chính (yếu tố thời gian chăm sóc cháu khi trả lời tòa).
+ Gia đình tôi cơ bản là công chức nhà nước, tình hình kinh tế đều ở mức độ khá.

– Từ những yếu tố trên luật sư nhận thấy khi ra tòa thì tôi có bao nhiêu % giành được quyền nuôi con, trong thời gian này tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì, bằng chứng gì để giành lợi thế trước tòa? tôi phải thuê luật sư vào thời điểm nào trước khi khởi kiện? giá trọn gói tiền thuê luật sư khoảng bao nhiêu?

Tôi xin chân tình cảm ơn luật sư, mong luật sư trả lời tôi thật cụ thể,

Luật sư trả lời: 
Theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình thì vì lợi ích của con, theo yêu cầu của anh thì Tòa án thể thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vì vậy trong trường hợp này thì sau khi con bạn được đủ 3 tuổi thì có quyền yêu cầu tòa thay đổi người nuôi con.

Khi này tòa sẽ xem xét đến các yếu tố về chăm sóc, vật chất… để làm sao đảm bảo cho tốt nhất cho con bạn.

Còn trong thời gian này bạn vẫn có quyền thăm nom và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với cháu để tạo tình cảm thân thiết, gắn bó với con.

Sau thời điểm con bạn đủ 36 tháng tuổi thì bạn liên lạc lại với luật sư để được tư vấn giành quyền nuôi con để đảm bảo con bạn được nuôi dưỡng và giáo dục tốt.

Chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn:

1. Điều kiện về vật chất (kinh tế):

(Vợ/Chồng) phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế

+ Công việc ổn định

+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)

+ … và các vấn đề khác.

Như vậy (Vợ/Chồng) phải có điều kiện về tài chính hơn so với (Vợ/Chồng), mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

Để chứng minh được vấn đề này (Vợ/Chồng) cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

2. Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con (Vợ/Chồng) phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà (Vợ/Chồng) giành được cho con.

Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của toà thì (Vợ/Chồng) sẽ có quyền kháng cáo sau 15 ngày hoặc có thể chỉ ra được (Vợ/Chồng) không có đủ điều kiện về vật chất, đạo đức lối sống, tinh thần… ảnh hưởng đến con thì (Vợ/Chồng) sẽ gửi đơn ra toà để toà giải quyết.

3. Khi vợ, chồng bạn giành quyền nuôi con thì bạn cần phải giành được lợi thế:

– Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con

Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con. Vì vậy, nếu bạn chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ…thì bạn sẽ giành lợi thế khi Tòa án phán quyền nuôi con.

– Chứng minh bạn đủ điều kiện kinh tế để nuôi con

Đây là yếu tố quyết định thứ 2 để bạn có được quyền nuôi con. Vì thế, bạn phải chứng minh được thu nhập đảm bảo cho những nhu cầu tối thiểu của con.

– Chứng minh được đối phương có lỗi trong ly hôn

Như vợ/ chồng ngoại tình…. bạo lực gia đình… vi phạm hôn nhân

– Chứng minh được bạn có thời gian chăm sóc con

Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian dành cho con. Để trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần phải được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần. Vì thế vợ hoặc chồng mà đi xa thì đó là bất lợi trong việc giành quyền nuôi con

– Các yếu tố khác…

Như con muốn ở với bạn, tình cảm bạn dành cho con được tốt hơn…

4. Trường hợp ủy quyền nuôi con

Khi người cha hoặc mẹ có được quyền nuôi con nhưng vì lý do nào đó không thể chăm sóc trực tiếp nên cần nhờ người khác chăm sóc con thay mình thì cần phải yêu cầu toà thay đổi quyền nuôi con.

Hồ sơ uỷ quyền nuôi dưỡng con bao gồm:

  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực)
  • Bản án ly hôn
  • Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con (xem bên dưới)
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Mẫu giấy ủy quyền nuôi con:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–

GIẤY ỦY QUYỀN

(Về việc:…………………………..)

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Căn cứ luật hôn nhân và gia đình 2014;
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên:

……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:…………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………..

Số CMND: ………………….…………………………… Cấp ngày: ………..…………………….

Nơi cấp:………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: 

Họ tên:…………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………..

Số CMND: ………………….…………………………… Cấp ngày: ………..…………………….

Nơi cấp:………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

IV. CAM KẾT

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

BÊN ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

» Tư vấn chia tài sản chung sau khi ly hôn

» Tư vấn giành lại quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn: