Hướng dẫn 07/HD-VKSTC thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và xét xử sơ thẩm án ma túy

Hướng dẫn 07/HD-VKSTC công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2020.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 07/HD-VKSTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2020

 HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN MA TÚY NĂM 2020

Thực hiện Chthị số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưng Viện kim sát nhân dân tối cao về “Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020; Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 20/12/2019 về “Công tác trọng tâm ca Viện kim sát nhân dân tối cao năm 2020 và Kế hoạch số 02/KH-VKSTC ngày 20/12/2019 về Kiểm tra ca ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020. Tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm: “Đoàn kết, đổi mới – Trách nhiệm, kỷ cương – Thực chất, hiệu qu, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong các chỉ thị chuyên đề và chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao; quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Chthị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác, phòng chống và kiểm soát ma túy; hoàn thành các chtiêu công tác tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác tư pháp. VKSND tối cao (Vụ Thực hành quyền công tvà Kiểm sát điều tra án ma túy – Vụ 4) xây dựng hướng dẫn công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2020 (THQCT, KSĐT và KSXXST) với những nội dung như sau:

I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

– Một , tchức triển khai, quán triệt thực hiện có hiệu qucác Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch và Chương trình ca Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy; các Chthị chuyên đề và Chthị công tác của Viện trưng VKSND tối cao về nhng nội dung liên quan đến công tác THQCT, KSĐT và KSXXST các vụ án hình sự nói chung và liên quan đến lĩnh vực ma túy nói riêng 1.

– Hai là, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; nâng cao trách nhiệm và vai trò, chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, khắc phục những hạn chế, tồn tại của năm 2019.

– Ba là, tiến hành tng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch s88/KH-VKSTC ngày 13/9/2012 của VKSND tối cao về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2020 và Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 của Chính phủ 2. Xây dựng Chiến lược phòng, chng ma túy cho giai đoạn tiếp theo.

– Bốn là, tích cực tham gia vào việc sửa đổi, bsung Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực giải quyết các vụ án ma túy, áp dụng biện pháp hành chính tại Tòa. Kịp thời báo cáo, phản ánh những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát hoạt động tư pháp và đề xuất các giải pháp tháo gỡ với VKSND cấp trên hoặc Đoàn Đại biểu Quốc hội đa phương. Bố trí, sắp xếp cử Kiểm sát viên, Kim tra viên, tham gia đầy đủ, đúng thành phần các Hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và phổ biến nội dung các đạo luật mới, cũng như các văn bản khác có liên quan đến công tác THQCT, KSĐT và KSXXST các vụ án hình sự nói chung và đối với lĩnh vực ma túy nói riêng.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ

2.1. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

a) Về việc tiếp nhận, giải quyết tgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tvề ma túy

Viện kim sát các cấp tuân thủ thực hiện đúng quy định trong BLTTHS năm 2015; Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 ca liên ngành Trung ương quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định ca BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Quy chế tạm thời về Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khi tố 3. Cần chú ý chấp hành nghiêm túc về thủ tục tiếp nhận, vào sthụ lý; phân công Lãnh đạo phụ trách và Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ; xây dựng và quản lý hồ sơ; chấp hành chế độ trực nghiệp vụ, việc tiếp công dân và bố trí đặt hòm thư tiếp nhận nguồn tin về tội phạm; xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với Cơ quan điều tra, các cơ quan hữu quan cùng cấp để nắm chắc và đầy đủ nguồn tin về tội phạm ma túy; chú ý theo dõi nắm bắt các thông tin về tội phạm ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trên môi trường không gian mạng. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo ban đầu theo đúng quy định về chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân 4.

Viện kiểm sát các cấp phải đảm bảo mọi tgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền phải được thụ lý, giải quyết kịp thời, đúng thời hạn; việc gia hạn thời hạn giải quyết hoặc tạm đình chgiải quyết phải đúng quy định. Chú ý các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc trường hợp Viện kim sát trực tiếp giải quyết phải lập kế hoạch xác minh chi tiết cụ thể. Năm 2020, phấn đấu mỗi đơn vị VKSND cấp tỉnh thực hiện 01 cuộc kiểm sát trực tiếp đối với Cơ quan điều tra cùng cấp và 01 cuộc kiểm tra đơn vị VKSND cấp dưới về công tác này 5.

b) Trong việc khởi tvụ án, khởi tbị can

Viện kiểm sát các cấp phải kim sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cn chú ý đến những đặc điểm, đặc trưng ca nhóm tội phạm về ma túy, để làm tốt một số nội dung sau: tuân thủ về trình tự, thủ tục luật định khi thu thập các tài liệu, chứng cứ, lập biên bản tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh của Cơ quan điều tra. Đảm bảo tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ được sử dụng đchứng minh tội phạm. Những gì có thật nhưng không được thu thập hợp pháp thì không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án. Trong các vụ án ma túy, việc giám định là bt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vụ án nên Kiểm sát viên phải thực hiện nghiêm túc Quy chế tạm thi Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định 6. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc trưng cầu giám định, đảm bảo đúng quy định ca pháp luật và hướng dẫn của các ngành tố tụng. Nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc mâu thuẫn với các tài liệu, chứng cứ khác hoặc việc giám định vi phạm pháp luật thì phải yêu cầu cơ quan giám định giải thích hoặc trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, không được tự ý luận giải, cắt xén, lựa những ý theo chủ quan của mình để làm căn cứ giải quyết vụ án. Nếu tài liệu, chứng cứ làm căn cứ xét phê chuẩn khởi tố bị can còn chưa đủ tính thuyết phục cần yêu cầu Cơ quan điều tra cho Kiểm sát viên tiếp cận thêm các tài liệu đã thu thập trong hoạt động trinh sát để bổ trợ khi quyết định phê chuẩn. Trong trường hợp người bị khởi tố bị can không thừa nhận hành vi phạm tội, kêu oan thì Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia lấy lời khai để làm rõ các nội dung trong hồ sơ, phục vụ việc đánh giá các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ, nếu điều kiện cho phép thì sớm cho luật sư, người bào chữa tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung bị can; đồng thời thực hiện hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh theo quy định của BLTTHS năm 2015 phòng ngừa việc bị can phn cung sau khi có thời gian trấn tĩnh lại, nhận thức được mức án nghiêm khắc sẽ phải đối mặt, bị tác động của các đồng phạm, nhất là được các bị can cùng buồng giam xúi giục, tác động hướng dẫn cách khai báo có lợi, sẽ phản cung và tìm mọi thủ đoạn để đối phó với cơ quan pháp luật. Chú ý về thẩm quyền điều tra, nếu thấy vụ án đang điều tra không thuộc thm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, thì phải yêu cầu Cơ quan điều tra cùng cấp làm các thủ tục chuyn vụ án đến đúng Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra; nếu Viện kiểm sát đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 169 BLTTHS năm 2015.

c) Trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam

Viện kiểm sát các cấp cần phải thực hiện nghiêm các quy định ca BLTTHS năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 để kim sát chặt chẽ các căn cứ, điều kiện, thời hạn trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam của Cơ quan điều tra; khắc phục tình trạng lạm dụng việc bắt, giữ, nhất là trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Cần lưu ý đặc trưng của tội phạm ma túy, khi Cơ quan chức năng bắt người phạm tội quả tang, ngoài đối tượng chính còn có một số người khác có quan hệ vi đối tượng tại nơi phát hiện, bắt giữ cần phải tạm giữ để làm rõ có liên quan đến vụ việc hay không. Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra khẩn trương xác minh làm rõ mối quan hệ giữa họ với đối tượng chính, về nhân thân, về ý thức chủ quan và các hành vi liên quan đến tội phạm về ma túy,… để phân loại xử lý kịp thời chống blọt tội phạm đồng thời phải giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ bắt giữ hình sự nhưng sau đó ch xử lý hành chính hoặc phải trả tự do vì không có hành vi phạm tội xảy ra.

d) Trong giai đoạn điều tra, truy t các vụ án hình svề ma túy

Viện kiểm sát các cấp tuân thnghiêm túc các quy định của BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của liên ngành Trung ương quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định ca BLTTHS. Thực hiện nghiêm túc quy chế nghiệp vụ, Kim sát viên được phân công thụ lý phải nghiên cứu hồ sơ đề ra yêu cầu điều tra đối với vụ án, mỗi vụ án phải ban hành ít nhất 01 yêu cầu điều tra, đây là yêu cầu bắt buộc. Khi thực hiện nhiệm vụ THQCT, KSĐT Kiểm sát viên cần chú ý yêu cầu Cơ quan điều tra không chtập trung duy nhất vào việc làm rõ hành vi phạm tội của bị can mà phải chú ý đến việc xác minh, làm rõ nguồn tài sản bị can sử dụng vào việc phạm tội, nguồn tài sản bị can có được từ kết quả thực hiện hành vi phạm tội đxử lý theo quy định và xác minh tài sản của bị can đang sở hữu (cả sở hữu chung và sở hữu riêng) để làm căn cứ đề xuất áp dụng hình phạt bổ sung được quy định trong BLHS đối với tội phạm về ma túy. Chấp hành nghiêm chnh việc sắp xếp hồ sơ kiểm sát án hình sự theo quy định về lập hồ sơ kim sát của VKSND tối cao, thực hiện đóng dấu bút lục và sao lưu tài liệu phục vụ xây dựng hồ sơ kiểm sát theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 04/TTLT ngày 19/10/2018.

Kiểm sát viên tham gia cùng Điều tra viên hỏi cung bị can hoặc trực tiếp thực hiện hi cung bị can ít nhất một lần trên một bị can; đặc biệt lưu ý trường hợp bị can có đơn khiếu nại, kêu oan hoặc tố cáo việc Điều tra viên thiếu khách quan trong hoạt động điều tra thu thập chứng cứ hoặc bị can có lúc nhận tội, có lúc không nhận tội. Tuyệt đối tuân thnguyên tắc suy đoán vô tội; kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bo các quyền của bị can trong tố tụng hình sự như việc được giải thích quyền và nghĩa vụ, quyền được thuê hoặc chđịnh luật sư bào chữa, quyền im lặng,… Trước khi vụ án kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phi hợp đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, không để chuyển hồ sơ sang Viện kim sát mới phát hiện vi phạm, thiếu sót phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Đối với các vụ án Viện kim sát cấp dưới hết thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam bị can phải đề nghị VKSND tối cao quyết định gia hạn điều tra lần thứ ba 7 và gia hạn tạm giam lần thứ ba 8. Viện kiểm sát đề nghị gia hạn phải có văn bản đề nghị và hồ sơ vụ án tại VKSND tối cao (Vụ 4) trưc khi hết hạn 10 ngày.

Khi vụ án kết thúc điều tra đề nghị truy tố, Kiểm sát viên tiếp tục nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, thực hiện trích cứu hồ sơ, xây dựng báo cáo tng hợp, đánh giá phân tích các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; tiến hành phúc cung, nhất là các trường hợp bị can không nhận tội, thay đi lời khai hoặc lời khai vẫn còn mâu thuẫn mà chưa được làm rõ, trong trường hợp thuận lợi, cần để luật sư (nếu có) cùng tham gia khi tiến hành hỏi cung; tổng hợp xây dựng báo cáo đề xuất, dự thảo cáo trạng truy tố; việc truy tố phải bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

đ) Trong giai đoạn xét x sơ thm các vụ án hình sự về ma túy

Viện kiểm sát các cấp thực hiện đầy đủ các quy định về quy trình thủ tục và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác THQCT, KSXXST vụ án hình sự, chđộng trong xét hỏi và tranh luận với luật , bị cáo; đảm bảo tranh tụng đến cùng nhằm bảo vệ quan điểm truy tố trong cáo trạng. Đối với những vụ án do VKSND cấp trên thụ lý THQCT và KSĐT, trước thời điểm kết thúc điều tra 02 tháng, Viện kim sát thụ lý phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát có thẩm quyền THCQT, KSXXST đề nghị cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ; Viện kiểm sát cấp dưới kịp thời c Kim sát viên dự kiến phân công giữ quyền công tố tại phiên tòa tham gia nghiên cứu vụ án ngay trong giai đoạn chuẩn bị kết thúc điều tra đ chđộng trong công tác khi được phân công giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án.

Thông qua công tác Thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc giải quyết án ma túy, VKSND các cấp kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra, xét xử, bào chữa, phiên dịch, giám định tư pháp, xác minh thu giữ và x lý tiền, tài sản do phạm tội mà có,… để ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục. Đồng thời, chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong công tác qun lý Nhà nước để kịp thời ban hành kiến nghị xử lý và phòng ngừa vi phạm.

e) Công tác giải quyết khiếu nại, tcáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, t cáo trong hoạt động tư pháp

Tiến hành phân loại, thụ lý giải quyết đơn theo đúng trình tự, thẩm quyền và thời hạn quy định. Chú ý những đơn, thư khiếu nại liên quan đến việc giám định khối lượng, hàm lượng, về chất ma túy, về sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác,… thì phải nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật liên quan; trường hợp cần thiết phải có văn bn tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn trước khi trả li. Đối với những đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thm phán, Thư ký, nếu có dấu hiệu của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì phải chuyển đến Cơ quan điều tra của VKSND tối cao để xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Với các thông tin được nêu tại điểm báo của Viện kiểm sát cấp trên phải tổ chức kiểm tra nghiên cu hồ sơ cụ thể và kịp thời có văn bản báo cáo kết quả gii quyết cho Viện kim sát cấp trên theo đúng quy định.

f) Công tác phi hợp

Trong công tác THQCT, KSĐT và KSXXST án ma túy, VKSND các cấp cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thông suốt trong nội bộ Ngành giữa các cấp kiểm sát. Phối hợp tốt với Cơ quan điều tra, Tòa án và các ngành liên quan, cần tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác này bi lẽ án ma túy có đặc trưng là nguồn chứng cứ hạn hẹp, chủ yếu là lời khai, bị can, bcáo này là nhân chứng về hành vi của bị can, bị cáo khác. Trong quá trình tố tụng, bị can, bị cáo hay thay đổi lời khai do phải đối mặt với hình phạt rất nghiêm khắc. Do vậy, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có kinh nghiệm, bn lĩnh, hiểu biết về tâm lý tội phạm về ma túy, nắm chc về nội dung vụ án… Điều tra viên và Kim sát viên có ưu thế tiếp cận vụ án sớm hơn, trong thời gian dài hơn nên cần chủ động phối hợp chặt chẽ vi Thẩm phán thụ lý vụ án, kịp thi giải thích những thắc mc, giúp Thm phán củng cố niềm tin khi kết tội bị cáo. BLHS năm 2015 có nhiều ưu việt nhưng qua một năm thực hiện cũng bộc lộ một số điểm chưa sát với thực tế, hoặc còn có những cách hiểu khác nhau. Trong khi chờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải thích, hướng dẫn thì VKSND các cấp cn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp tìm ra tiếng nói chung, thu hẹp sự khác biệt về nhận thức pháp luật phục vụ giải quyết vụ án được thuận lợi.

Năm 2020, VKSND các cấp phối hợp chặt chẽ với VKSND tối cao thực hiện một số nội dung sau:

[1] Theo dõi 02 chuyên đề nghiệp vụ là; Án tạm đình chỉ và Trhồ để điều tra bsung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Thời gian hoàn thành và gửi báo cáo theo các kỳ sơ kết (trước ngày 05/6/2020), tng kết (trước ngày 05/12/2020) và báo cáo để phục vụ việc xây dựng các báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các kỳ họp Quốc hội (trước các ngày 10/4/2020, ngày 10/8/2020 và ngày 05/10/2020). Cần lưu ý phân tích, giải trình, thuyết minh số liệu theo đề cương báo cáo và các phụ lục kèm theo (Vụ 4 đã có văn bn hướng dẫn riêng gửi các Viện kiểm sát địa phương trong năm 2019).

[2] Theo chức trách nhiệm vụ được giao, các đơn vị tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch số 88/KH-VKSTC ngày 13/9/2012 của VKSND tối cao về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2020 và xây dựng Chiến lược phòng, chống ma túy cho giai đoạn tiếp theo, bảo đm sát với yêu cầu thực tiễn và có tính khả thi cao (sẽ có văn bản hướng dẫn riêng về nội dung này).

[3] Trin khai thực hiện có hiệu quKế hoạch, Chương trình phòng, chống tội phạm ma túy năm 2020, tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2020. Các VKSND địa phương chú ý về mốc thời điểm lấy số liệu báo cáo; chất lượng tng hợp, phân tích, đánh giá số liệu để xây dựng báo cáo và thời gian gửi báo cáo về VKSND tối cao (Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020, gửi trước ngày 05/5/2020, thời điểm mốc lấy số liệu từ ngày 01/11/2019 đến ngày 30/4/2020; Báo cáo tng kết năm 2020, gửi trước ngày 05/11/2020, thời điểm mốc lấy số liệu từ ngày 01/11/2019 đến ngày 31/10/2020) 9.

2.3. Công tác tương trợ tư pháp

Đối với những vụ án về ma túy khi xác định có yếu tnước ngoài, phải kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện các quy trình, thủ tục tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật. Xây dựng văn bản gửi Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13), VKSND tối cao để thực hiện đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án ma túy mà đơn vị đang thụ lý được đúng thời hạn theo quy định. Để hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự được thuận lợi, nhanh chóng, thu được kết quả cao Viện kim sát các cấp cần chú ý yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập và cung cấp tối đa các thông tin về các yêu cầu cần tương trợ, thực tiễn trao đổi thông tin với Viện kiểm sát quốc gia được ủy thác đều giải thích lý do chậm đáp ứng là do thông tin từ phía yêu cầu quá sơ sài nên không thể thực hiện được.

Các VKSND địa phương có đường biên giới phải chủ động phối hợp với Cơ quan tiến hành tố tụng cùng cp và Cơ quan có thẩm quyền của địa phương để có các hình thức, biện pháp trao đổi thông tin và tương trợ giúp đỡ khi xử lý các tội phạm về ma túy theo đúng quy định.

2.4. Công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới

Căn cứ Chthị công tác số 01/CT-VKSTC ngày 17/12/2019 của Viện trưng VKSND tối cao và Kế hoạch số 02/KH-VKSTC ngày 20/12/2019 về “Kiểm tra ca ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020. Viện kiểm sát các cấp cần chđộng, linh hoạt trong lựa chọn hình thức kiểm tra như: Tự kiểm tra, trực tiếp kiểm tra, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo… Nội dung kim tra phải bám sát theo Kế hoạch chung và tình hình của địa phương để kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy.

Viện kiểm sát các cp thực hiện phân công Lãnh đạo, Kim sát viên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn công tác nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới theo từng địa bàn cụ thể; để việc theo dõi, chđạo, hướng dẫn có hiệu qu, chất lượng cần gắn trách nhiệm ca cá nhân với kết quả công tác Thực hành quyền công tố, Kiểm sát điều tra và Kim sát xét xử sơ thẩm các vụ án về ma túy của địa phương được phân công theo dõi, lấy kết quả đó để đánh giá thành tích cá nhân và bình xét thi đua khen thưởng hàng năm.

2.5. Chấp hành chế độ báo cáo

VKSND các cấp thực hiện nghiêm túc việc gửi các báo cáo định kỳ và các loại báo cáo khác theo đúng quy định tại các Điều 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 18, 19, 20 ca Quy chế số 279; các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Viện kiểm sát cấp trên. Khi xây dựng báo cáo phải thống kê đầy đủ số liệu, nêu đầy đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu.

Đối với báo cáo thỉnh thị xin ý kiến VKSND tối cao, các VKSND địa phương phải gửi kèm theo hồ sơ chính và hồ sơ kiểm sát của vụ án; khi thỉnh thị cần phải tuân thđúng trình tự, thủ tục, báo cáo thnh thị phải thể hiện nội dung vụ án, các quan điểm, nội dung cần xin ý kiến chỉ đạo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, Viện trưng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh căn cứ Hướng dẫn này và tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình, xây dựng Chương trình, Kế hoạch công tác năm 2020 và Hưng dẫn công tác cho Viện kim sát cp dưới thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 15/01/2020 và gửi đến VKSND tối cao (Vụ 4) để tổng hợp theo dõi và quản lý chung trong toàn ngành.

Phòng Tham mưu tổng hợp (Phòng 1) Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 4) có nhiệm vụ giúp Vụ trưởng theo dõi, tổng hợp tình hình, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện hướng dẫn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc đề xuất, đề nghị Viện kiểm sát các cấp kịp thời phản nh về Vụ 4 để xử lý./.

Nơi nhận:
– Các đ/c Lãnh đạo VKSNDTC (để báo cáo);
Viện trưởng VKSQS Trung ương;
Văn phòng VKSNDTC (để theo dõi);
Các đơn vị thuộc VKSNDTC (để phối hp);
Viện tởng VKSND cấp cao 1, 2, 3;
Viện tởng VKSND tnh, TP trực thuộc TW;
Lưu: VT, V4.

TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA ÁN MA TÚY

Nguyễn Văn Hải

 1 Chthị s36-CT/TW của Bộ Chính trị v tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác, phòng chng và kim soát ma túy; Nghquyết s 111/2015/QH13 số 133/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ca Quc hội; Ngh quyết s 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019; Ch thsố 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 v“Tăng cường các bin pháp phng, chng oan sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bi thường thiệt hại cho bị can bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”; Ch th s 08/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 v tăng cường công tác kháng nghị án hình sự; Chỉ thị s 09/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 về tăng cưng công tác tranh tụng tại phn tòa; Chỉ thsố 06/CT-VKSTC ngày 02/10/2017 v tăng cường trách nhim ca VKSND trong theo dõi, quản lý và giải quyết án tm đình ch.

2 Ban hành kèm theo Quyết định s424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính ph.

3 Ban hành kèm theo Quyết định s 169/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao.

4 Ban hành kèm theo Quyết định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 ca VKSND tối cao

5 Khi ban hành kết luận, kiến nghhoặc kháng nghị các đơn vị gửi vVụ 4 để tng hp.

6 Ban hành kèm theo Quyết định s170/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 của Vin trưởng VKSND tối cao.

7 Điểm d khoản 5 Điều 172 BLTTHS năm 2015.

8 Khoản 6 Điều 173 BLTTHS năm 2015.

9 Quyết đnh s 13/2019/QĐ-TTg ny 27/02/2019 ca Thủ tướng Chính phủ.

» Luật sư bào chữa vụ án ma túy