Hợp đồng mua bán nhà đất giá thấp hơn là vi phạm pháp luật. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá thấp hơn giá hợp đồng chính là hợp đồng giả cách. Thực tế xuất hiện các hợp đồng được xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu đi một giao dịch dân sự khác thường được gọi là hợp đồng giả cách. Hợp đồng này là vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm dân sự, hình sự như thế nào?
Luật sư tư vấn hợp đồng bán nhà đất giá thấp hơn là hợp đồng giả cách
Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng nhà đất là 2% giá trị chuyển nhượng ghi trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, nhiều trường hợp bên bán, bên mua muốn giảm tiền thuế thu nhập cá nhân nên các bên làm hai hợp đồng thành:
1. Hợp đồng viết tay ghi giá trị thật của giao dịch.
2. Hợp đồng công chứng ghi giá trị mua bán nhà đất nhỏ hơn so với giá trị thật; hợp đồng này được sử dụng trong việc kê khai thuế và làm thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hợp đồng thứ 2 được gọi là hợp đồng giả cách vì nội dung của hợp đồng là giả tạo nhằm che giấu việc mua bán nhà đất với giá trị lớn hơn (để giảm tiền thuế thu nhập cá nhân phải đóng).
Hợp đồng ghi giá chuyển nhượng nhà đất thấp hơn giá thực tế là vi phạm pháp luật.
Tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trốn thuế:
– Căn cứ điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế sẽ bị phạt từ một lần đến ba lần số thuế trốn.
– Trường hợp số thuế trốn từ 100 triệu đồng trở lên, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế, theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình phạt thấp nhất với tội này là bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
» Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất