Luật sư tư vấn kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định của tòa án về án dân sự, hành chính, hình sự, đất đai, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, bồi thường…. Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm thì có quyền kháng án/chống án (kháng cáo) trong thời hạn 15 ngày đối với bản án, 07 ngày đối quyết định tạm đình chỉ và yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên không phải trường hợp nào đương sự trong vụ án cũng có thể hiểu hết quy định về Kháng cáo vụ án và xác định được điều kiện, quy định pháp luật về kháng cáo, nội dung đơn kháng cáo.
Mục lục bài viết
Luật sư tư vấn kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định của tòa án
1. Kháng cáo là gì?
Kháng cáo là một thủ tục tố tụng, theo đó người có quyền kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hoặc của Tòa án cấp sơ thẩm.
2. Khi nào cần kháng cáo?
Đối với thủ tục kháng cáo, pháp luật không quy định cụ thể về các căn cứ kháng cáo như thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Vì vậy, nếu cho rằng bản án sơ thẩm, quyết định đã tuyên không đảm bảo quyền lợi của mình, người có quyền kháng cáo có quyền nộp đơn kháng cáo đến TAND cấp sơ thẩm hoặc TAND cấp phúc thẩm để đề nghị xem xét lại bản án, Quyết định của Tòa.
Tuy nhiên, việc kháng cáo cũng cần được cân nhắn bởi không phải lúc nào cũng nên kháng cáo. Nhiều trường hợp kháng cáo không đem lại kết quả như mong đợi do không có căn cứ, không lập luận được để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo,… đồng thời việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án dẫn đến bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành ngay cũng làm chậm việc thi hành án, mất thời gian và công sức.
Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, phần lớn bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực do bị kháng cáo để xét xử phúc thẩm. Nhiều trường hợp sau khi kháng cáo đã có sự thay đổi nội dung quyết định của Tòa án, liên quan đến chấp nhận hoặc bác bỏ các yêu cầu của đương sự,… Vậy nên, khi có căn cứ kháng cáo, nếu người kháng cáo không tự tin để thực hiện thủ tục kháng cáo hoặc không có thời gian tiến hành kháng cáo, bạn nên lựa chọn sử dụng dịch vụ Luật sư kháng cáo cho mình để tang tính hiệu quả.
3. Người có quyền kháng cáo
Người có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật gồm có:
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ;
– Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện;
– Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo;
– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 1 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa;
– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
4. Thời hạn kháng cáo
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền kháng cáo là cơ quan, tổ chức.
– Ngày kháng cáo được xác định như sau:
+ Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
+ Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
+ Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
5. Dịch vụ Luật sư kháng cáo
Luật sư cung cấp dịch vụ kháng cáo trong các lĩnh vực:
– Kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm
– Kháng cáo bản án sơ thẩm về đất đai
– Kháng cáo bản án sơ thẩm về kinh doanh thương mại
– Kháng cáo bản án sơ thẩm về xây dựng
– Kháng cáo bản án sơ thẩm về hôn nhân gia đình
– Kháng cáo Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
– Kháng cáo Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
– Kháng cáo bản án sơ thẩm vụ án hành chính
– Kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự
– Kháng cáo Quyết định sơ thẩm
Luật sư hỗ trợ kháng cáo:
+ Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
+ Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm.
+ Các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; thừa kế tài sản; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và Các tranh chấp khác về dân sự,…
Kháng cáo bản án về tranh chấp: Quyền sử dụng đất, ranh giới đất; tranh chấp về các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất; các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…
Kháng cáo bản án về tranh chấp ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn; chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; cấp dưỡng; sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình,…
Luật sư bào chữa về hình phạt áp dụng với bị cáo (kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, kháng cáo xin hưởng án treo, kháng cáo tuyên vô tội,…), mức bồi thường thiệt hại đối với bị hại (đề nghị tăng/giảm mức bồi thường thiệt hại),…
Kháng cáo đối với các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định.
6. Lý do bạn nên chọn dịch vụ Luật sư bảo hộ
Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm tham gia giải quyết các vụ án dân sự, hình sự, hành chính tại Tòa án. Luật sư đã thực hiện kháng cáo thành công trong nhiều vụ án để bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng của khách hàng.
Hiểu được những mong muốn của khách hàng khi kháng cáo là được chấp nhận yêu cầu kháng cáo, có bản án phúc thẩm tuyên đảm bảo được tối đa quyền lợi của mình nên Luật sư luôn cố gắng, nỗ lực để có thể cung cấp tới khách hàng dịch vụ kháng cáo chất lượng – hiệu quả – chi phí hợp lý nhất!
» Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự
Dịch vụ luật sư tham gia kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định của tòa án: