Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính

Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về Người khởi kiện theo luật Tố tụng hành chính (Luật TTHC) như sau:

Điều 5 Luật Tố tụng hành chính quy định như sau:“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Và Điều 103 Luật TTHC quy định:

“1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

2. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại”.

Từ những quy định nêu trên thì cá nhân, cơ quan, tổ chức là những người có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức này khi khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn 2 điều kiện, đó là:

*Phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính:

Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác có quyền khởi kiện vụ án hành chính độc lập.

Cá nhân là người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết thì người thừa kế của họ sẽ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính.

Tổ chức – chủ thể khởi kiện vụ án hành chính, phải là pháp nhân. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

1, Được thành lập hợp pháp;
2, Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3, Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4, Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.

Cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật. Nếu cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sát nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính.

Công chức cũng là chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính: Theo Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

*Phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chứng minh được rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ.

Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có tên trong quyết định hành chính, bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính thì việc xác định quyền khởi kiện của họ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tương đối dễ dàng. Nhưng quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tên trong quyết định hành chính, hành vi hành chính thì khó xác định, trường hợp này Tòa án án cần phải xem xét tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp từ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện hay không.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân quận Đ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn A với diện tích 150 m2. Bà Nguyễn Thị C nhà ở liền kề với đất của ông A cho rằng Ủy ban nhân dân quận Đ đã cấp một phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bà cho ông B nên bà C đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông A. Trong trường hợp này bà C phải chứng minh được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông A đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật sư bảo vệ vụ án hành chính. Theo quy định pháp luật, cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện việc khiếu nại, hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.

Khi có hành vi hành chính và quyết định hành chính trái pháp luật nghĩa là quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại. Tuy nhiên, việc xác định hành vi hành chính nào là trái pháp luật, quyết định hành chính nào bị khiếu nại là vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy, nó đóng vai trò quyết định trong việc xác định các vấn đề về mô hình tổ chức, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, trình tự tố tụng của Tòa hành chính.

Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hành chính thì đương sự có thể tự mình hoặc nhờ Luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Luật sư trong vụ án hành chính tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 55 Bộ luật tố tụng hành chính thì người đại diện của đương sự – Luật sư có những quyền và nghĩa vụ sau:

– Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng – Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự – Tham gia phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự – Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này – Tranh luận tại phiên tòa – Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án – Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

Vai trò luật sư trong tố tụng hành chính là: – Tư vấn thủ tục khiế nại, giải quyết vụ án hành chính – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình giải quyết việc khiếu nại, vụ án hành chính – Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia quá trình giải quyết việc khiếu nại, vụ án hành chính – Thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.

» Luật sư tư vấn pháp luật hành chính

» Thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính

Dịch vụ tư vấn, khởi kiện vụ án hành chính: