Quy định giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án hành chính

Quy định giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án hành chính. Khi người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và có đơn khởi kiện gửi tới Tòa án có thẩm quyền thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính là vô cùng quan trọng, các đương sự khác cũng cần xác định các nguồn chứng cứ và thu thập chứng cứ để để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong vụ án. Thì việc giao nộp chứng cứ cho Tòa án như thế nào theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015?

Tư vấn quy định giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án hành chính

1. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ theo quy định Điều 78 Luật TTHC:

“1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.

2. Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc có hành vi hành chính.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

2. Giao nộp tài liệu, chứng cứ

Là đương sự trong vụ án hành chính cần nắm được quy định về thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ; phương pháp thu thập tài liệu chứng cứ; lý do nộp chứng cứ quá hạn theo quy định để bảo vệ quyền lợi cho mình.

2.1. Giao nộp tài liệu, chứng cứ quy định tại Điều 83 Luật TTHC

“1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của Luật này để giải quyết vụ án.

2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của tài liệu, chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án hành chính và một bản giao cho đương sự nộp tài liệu, chứng cứ giữ.

3. Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.

4. Thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ấn định nhưng không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm quy định tại Điều 130 của Luật này.

5. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ án thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.

6. Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án.”

2.2. Giao nộp tài liệu, chứng cứ theo điều Điều 133 Luật TTHC

1. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 83 của Luật này.

2. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp trước đó thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự phải giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm.”

2.3. Giao nộp tài liệu, chứng cứ tại Tòa án cấp phúc thẩm Điều 227 Luật TTHC

1. Đương sự được quyền giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong những trường hợp sau đây:

a) Những tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng;

b) Những tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

2. Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 83 của Luật này.”

Công việc xác minh, thu thập chứng cứ và giao nộp chứng cứ cho Tòa án là một trong những khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng cho một vụ án hành chính. Do vậy, đương sự cần nắm rõ các quy định của pháp luật và giao nộp cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở các chứng cứ đã nộp đúng thời hạn, trường hợp nộp muộn cần có bản giải trình về việc nộp muộn tài liệu, chứng cứ đó để chứng minh cho sự thật khách quan và bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho các đương sự. 

» Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án hành chính

» Luật sư tranh tụng vụ án hành chính

Khi cần luật sư hỗ trợ thu thấp chứng cứ, tư vấn, tham gia vụ án hành chính xin liên hệ: