Có thể yêu cầu cơ quan giám định lại kết quả thương tích nếu cảm thấy nghi ngờ không? Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vụ án gây thương tích phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của bên bị hại. Vậy khi nào có quyền yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật?
Bạn đọc hỏi: Anh tôi đánh người ta bị thương, họ đã đi giám định tỷ lệ thương tật là 28% và bị khởi tố. Nhưng anh tôi không tin kết luận giám định nên muốn yêu cầu giám định lại có được không? Nguyễn Tuấn Phong (Long Biên, Hà Nội) » tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích
Luật sư Đặng Thành Chung trả lời:
Theo quy định tại Điều 214, Bộ luật Tố tụng hình sự thì quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định như sau:
“2. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản”.
Căn cứ vào quy định trên, anh bạn có quyền trình bày ý kiến không đồng ý về kết luận giám định và đề nghị giám định lại. Tuy nhiên, có được giám định lại hay không lại phải phụ thuộc vào điều kiện giám định lại được quy định như sau:
» Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật
I. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố quy định tại Điều 211, Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
“1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp”.
II. Trong giai đoạn xét xử quy định tại Điều 316, Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
“1. Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.
3. Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.
4. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài sản”.
Luật sư Đặng Thành Chung trả lời trên anninhthudo.vn
» Tư vấn về tội cố ý gây thương tích
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Có thể giám định lại kết quả thương tích:
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo