Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng có hiệu lực theo pháp luật? Dây là câu hỏi mà không nhiều cặp vợ chồng muốn hỏi.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều cặp vợ chồng sau nhiều năm hôn nhân đã ra quyết định ly hôn vì nhiều lý do và khi nộp đơn ly hôn, họ đã bị từ chối đơn do nộp đơn ở sai cơ quan có thẩm quyền thụ lý?
Mục lục bài viết
Tư vấn cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn?
+ Trong trường hợp, vợ có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ A và chồng có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ B thì Tòa án ở nơi A hay nơi B có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn?
+ Vợ người Việt Nam muốn ly hôn với người chồng người Hàn Quốc, tức vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền của Tòa án như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
» Điều kiện thụ lý đơn yêu cầu giải quyết ly hôn của Tòa án
» Tư vấn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con
1. Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết ly hôn nói chung
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyền quyết định chấm dứt quan hệ vợ chồng khi họ có yêu cầu.
Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
– Vợ, chồng hoặc cả 2 người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, sau đó tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn, thỏa thuận phân chia tài sản ổn thỏa thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trong trường hợp việc thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi cho vợ và con thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn.
– Trường hợp nếu vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, tức ly hôn theo yêu cầu một bên mà hòa giải tại Tòa án không thành, thì Tòa án giải quyết cho ly hôn khi hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng, vợ chồng không thể sống chung, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Tòa án cấp huyện nào cũng có thẩm quyền giải quyết ly hôn?
Các cặp vợ chồng bị từ chối đơn ly hôn do nộp đơn ở sai Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Vậy, Tòa án cấp huyện nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn?
Theo Điều 35, 39, 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sẽ có 2 trường hợp:
– Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, trong trường hợp này vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết.
– Trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc tức nếu người vợ đơn phương xin ly hôn thì phải nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng cư trú, làm việc. Nếu không biết được nơi cư trú, làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi có tài sản để giải quyết.
– Cũng theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trong trường hợp vợ chồng có tranh chấp tài sản liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
3. Thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Lấy ví dụ trong trường hợp người Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc, giả thiết đưa ra nếu như vợ người Việt Nam muốn ly hôn với người chồng người Hàn Quốc, tức vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền của Tòa án như thế nào?
Theo Điều 35, 37, 39, 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền Tòa án trong những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài chia làm 2 trường hợp:
– Trường hợp tại thời điểm có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn mà bị đơn là người nước ngoài hiện đang có mặt tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc giải quyết.
– Trường hợp bị đơn là người nước ngoài tại thời điểm nguyên đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn không có mặt ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết.
» Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
» Tư vấn chia tài sản khi ly hôn
Luật sư tư vấn ly hôn, hỗ trợ thủ tục ly hôn: