Giá thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự tính như thế nào?

Giá thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự tính như thế nào?, bảng giá thuê luật sư bào chữa hiện nay phụ thuộc vào tính chất của vụ việc, mức yêu cầu dịch vụ pháp lý, trên cơ sở đó có mức phí cụ thể.

I. Giá thuê luật sư bào chữa

Vấn đề thù lao luật sư được pháp luật định hướng và quy định một cách khái quát chứ không đưa ra biểu phí cụ thể.

Tại Điều 54 Luật luật sư quy định: Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy khách hàng khi mời luật sư bào chữa vụ việc sẽ bắt buộc phải có nghĩa vụ trả thù lao cho luật sư trừ trường hợp luật sư miễn phí cho khách hàng.

Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giư, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền sau đây:

1. Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

2. Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

3. Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

4. Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

5. Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

6. Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

7. Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

8. Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

9. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

II. Căn cứ và phương thức tính thù lao cho luật sư.

1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;

b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;

c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:

a) Giờ làm việc của luật sư;

b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;

c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;

d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.

Vì vậy tùy vào từng vụ việc cụ thể mà công việc của luật sư sẽ phải thực hiện nhiều hay ít, tùy vào độ khó của từng loại tội phạm mà sức lao động trí óc của luật sư bỏ ra đến đâu mức chi phí sẽ có sự thay đổi.

Những điều này thường được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết với khách hàng, khi khách hàng đồng ý với mức phí trong hợp đồng thì phải có trách nhiệm đóng phí đúng quy định để luật sư thực hiện các công việc.

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Liên hệ với luật sư, trình bày sự việc vụ án để báo chi phí thuê luật sư cho phù hợp: