Chi phí khi ly hôn mất bao nhiêu tiền?

Chi phí khi ly hôn mất bao nhiêu tiền? Khi ly hôn ngoài tiền thuê luật sư và án phí cố định không có giá ngạch phải nộp cho Tòa án, nếu có chia tài sản chung thì phải nộp thêm khoản phí có giá ngạch và các bên có thể mất chi phí thẩm định giá, chi phí thuê luật sư và một vài khoản phí khác.

Chi phí khi ly hôn gồm phí thuê luật sư và án phí, lệ phí Tòa án:

I. Chi phí chi phí thuê luật sư giải quyết ly hôn:

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung vụ việc và yêu cầu của khách hàng, đặc thù của công việc, phí tính theo theo mức cố định và % giá trị tài sản như sau:

1. Chi phí trọn gói theo vụ việc: 
+ Ly hôn không có giành quyền nuôi con, chia tài sản;
+ Ly hôn có giành quyền nuôi con, chia tài sản;
+ Ly hôn có giành quyền nuôi con, không chia tài sản và ngược lại

2. Phần chi phí tính cố định:
– Mức thù lao soạn đơn, tư vấn thủ tục giải quyết trong quá trình ly hôn (VD từ: 3.000.000đ/vụ);
– Mức thù lao ly hôn thuận tình (VD từ: 10.000.000đ/vụ);
– Mức thù lao ly hôn đơn phương (VD từ: 25.000.000đ/vụ);
– Mức thù lao tính theo giờ làm việc:
Thù lao theo giờ được áp dụng chủ yếu đối với các trường hợp khi khách hàng đến trực tiếp tư vấn tại Văn phòng và tư vấn online đối với khách hàng ở xa, phí dịch vụ áp dụng thông thường là 450.000 đồng/giờ của vụ án

3. Mức thù lao theo % giá trị tài sản.
Mức phí trên là mức dịch vụ thấp nhất để dễ hình dung, sẽ được tính lại theo từng vụ việc, vụ án cụ thể.

II. Mức án phí, lệ phí giải quyết ly hôn mới nhất tại Tòa án:

Theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí ở Tòa án hiện nay có quy định về án phí, lệ phi khi giải quyết ly hôn như sau:

1- Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:
+ Chỉ được coi là thuận tình ly hôn khi vợ, chồng thỏa thuận được 3 vấn đề: Đồng ý ly hôn; đồng ý về phương án nuôi con, chia tài sản và thanh toán nợ chung. Nếu không thỏa thuận được một trong ba vấn đề trên sẽ được gọi là tranh chấp, không phải thuận tình ly hôn.
+ Mức lệ phí như sau:
Mục B.I – Phụ lục kèm theo Nghị quyết 326 có quy đinh:
Chi phí khi ly hôn mất bao nhiêu tiền lệ phí
Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có mức thu là 300.000 đồng.

» Chia tài sản chung khi ly hôn

2- Đối với trường hợp ly hôn đơn phương:
– Trường hợp không có tranh chấp về tài sản:

Theo mục A.II – Phụ lục kèm theo Nghị quyết 326 quy định mức thu án phí là 300.000 đồng.

– Trường hợp có tranh chấp về tài sản:
Chia tài sản chung tính án phí như thế nào? 
Mục A.II quy định mức tương ứng dựa trên cơ sở giá trị tài sản tranh chấp (có giá ngạch) như sau:

a

Từ 6.000.000 đng trở xuống

300.000 đng

b

Từ trên 6.000.000 đng đến
400.000.000 đ
ng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng
đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phn giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đng
đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đng + 3% của phn giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng
đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sn có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

» Chi phí thuê Luật sư giải quyết Ly hôn là bao nhiêu?

3. Ai là người phải nộp tiền án phí ly hôn?
Theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong các vụ án ly hôn, nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu có được chấp thuận hay không.
Trong trường hợp cả hai cùng yêu cầu thuận tình ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, nghĩa vụ chịu án phí được quy định như sau:
– Vợ chồng trong vụ án ly hôn ngoài việc phải chịu 300.000 đồng tiền án phí không có giá ngạch thì phải chịu thêm án phí của phần tài sản tương ứng với giá trị mà mình được chia;
– Vợ chồng đã tự thỏa thuận phân chia tài sản chung và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi tiến hành hòa giải thì không phải chịu án phí phần tài sản này;
– Vợ chồng phải chịu 50% mức án phí tương đương với giá trị tài sản họ được chia nếu họ không thỏa thuận được tại phiên hòa giải nhưng trước khi mở phiên tòa thì lại tự thỏa thuận được và yêu cầu công nhận trong bản án, quyết định của Tòa.
– Vợ chồng phải chịu án phí với toàn bộ tài sản phân chia nếu chỉ thống nhất được một phần trong phiên hòa giải…

4. Trong trường hợp nào được giảm án phí ly hôn?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, Tòa án có thể giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí mà người đó phải nộp nếu gặp sự kiện bất khả kháng khiến bản thân không còn đủ tài sản để nộp và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
– Trong đó, sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
– Theo đó, để được giảm án phí thì vợ hoặc chồng, người có nghĩa vụ nộp án phí phải gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giảm án phí kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh bản thân đủ điều kiện được giảm án phí.
– Đơn đề nghị xin miễn giảm án phí bắt buộc phải ghi rõ lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.

» Luật sư tư vấn ly hôn

Trên đây là nội dung chi phí khi ly hôn mất bao nhiêu tiền thuê luật sư và án phí phải nộp cho Tòa án.