Văn phòng công chứng tại Hà Nội

Văn phòng công chứng tại Hà Nội. Văn phòng công chứng (VPCC) là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014: Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Văn phòng công chứng

» Dịch vụ tư vấn luật công chứng

1. Hoạt động của văn phòng công chứng:

Văn phòng công chứng (VPCC) cung cấp dịch vụ công chứng một cách chuyên nghiệp dựa trên sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. Ngoài ra, văn phòng công chứng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hỗ trợ như: Thẩm định thực trạng pháp lý bất động sản, tư vấn pháp luật miễn phí, công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ, trả hồ sơ tận nơi… nhằm cung cấp dịch vụ một cách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại văn phòng công chứng với mức chi phí hợp lý nhất.

Phương châm phục vụ khách hàng “Nhanh chóng – chính xác – linh hoạt” văn phòng công chứng đã được khách hàng là doanh nghiệp và người dân lựa chọn thực hiện nhiều giao dịch.

Mục tiêu: Hoạt động công chứng, mang tính chuyên nghiệp cao, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn pháp lý cao nhất cho các hợp đồng, giao dịch với thủ tục minh bạch, thuận tiện và không làm phát sinh chi phí ngoài quy định cho các bên. 

2. Nhiệm vụ của văn phòng công chứng:

Theo Quyết định số 3474/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 13/07/2009 và theo Giấy đăng ký hoạt động số 13/TP-ĐKHĐ do Sở Tư pháp Hà Nội cấp ngày 15/3/2013, Văn phòng công chứng Đống Đa là Văn phòng công chứng tư, được phép:

  • Thực hiện công chứng các hợp đồng giao dịch như các giao dịch liên quan tới bất động sản, di chúc, văn bản khai nhận di sản thừa kế, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh để đảm bảo cho các khoản vay Ngân hàng, giải chấp các khoản vay.… 
  • Thực hiện chứng thực các bản sao từ bản chính (tiếng Việt, tiếng nước ngoài); Chứng thực chữ ký;
  • Thực hiện dịch thuật có công chứng các tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt và ngược lại.

3. Mức thu phí tại VPCC:

Được thu theo quy định của Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức phí công chứng ngày 11 tháng 11 năm 2016 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng và được niêm yết công khai tại Văn phòng đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng tối đa từ phía khách hàng.

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ, HỢP ĐỒNG, VĂN BẢN CÔNG CHỨNG

I. CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ ĐẤT

1. Chuyển nhượng toàn bộ nhà đất:

Giấy tờ của bên chuyển nhượng:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ); – Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng người đứng tên trên Sổ đỏ; – Trường hợp Bên chuyển nhượng chưa kết hôn: Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; – Trường hợp Bên chuyển nhượng là hộ gia đình: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của tất cả những người có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Sổ đỏ mà đến nay đã đủ 18 tuổi. Trường hợp có người đã kết hôn trước thời điểm cấp Sổ đỏ thì cần bổ sung thêm Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của vợ/chồng người đó;

Giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng:

– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;

– Trường hợp người mua đang độc thân thì cần bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

2. Chuyển nhượng một phần nhà đất:

– Toàn bộ các giấy tờ tài liệu đã liệt kê tại Mục I trên đây và:

– Công văn của Văn phòng đăng ký nhà đất, Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kỹ thuật hiện trạng ngôi nhà (nếu có). Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ hiện trạng ngôi nhà phải phù hợp với Sổ đỏ;

II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

Giấy tờ của bên bán:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ);
– Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng người đứng tên trên Sổ đỏ;
– Trường hợp Bên bán chưa kết hôn:
Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Trường hợp Bên bán là hộ gia đình:
Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của tất cả những người có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Sổ đỏ mà đến nay đã đủ 18 tuổi. Trường hợp có người đã kết hôn trước thời điểm cấp Sổ đỏ thì cần bổ sung thêm Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của vợ/chồng người đó;
 
Giấy tờ của bên mua:

– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
– Trường hợp người mua đang độc thân thì cần bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

III. HỢP ĐỒNG TẶNG CHO NHÀ ĐẤT

1. Tặng cho toàn bộ nhà đất:

Giấy tờ của bên tặng cho:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ);
– Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng người đứng tên trên Sổ đỏ;
– Trường hợp Bên tặng cho chưa kết hôn:
Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Trường hợp Bên tặng cho là hộ gia đình:
Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của tất cả những người có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Sổ đỏ mà đến nay đã đủ 18 tuổi. Trường hợp có người đã kết hôn trước thời điểm cấp Sổ đỏ thì cần bổ sung thêm Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của vợ/chồng người đó;

Giấy tờ của bên nhận tặng cho:

– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu

– Nếu bên nhận tặng cho là hai vợ chồng thì bổ sung Đăng ký kết hôn.

2. Tặng cho một phần nhà đất:

– Toàn bộ các giấy tờ tài liệu đã liệt kê tại Mục I trên đây và:

– Công văn của Văn phòng đăng ký nhà đất, Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kỹ thuật hiện trạng ngôi nhà (nếu có). Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ hiện trạng ngôi nhà phải phù hợp với Sổ đỏ;

IV. VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ

Giấy tờ của bên chuyển nhượng:
– Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
– Trường hợp Bên chuyển nhượng chưa kết hôn:
Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Hợp đồng mua bán căn hộ đã ký với chủ đầu tư;
– Các chứng từ thanh toán tiền cho chủ đầu tư:
Phiếu thu, ủy nhiệm chi, hóa đơn GTGT, Giấy xác nhận đã nộp tiền do chủ đâu tư phát hành…

Giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng:
– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
– Trường hợp người mua đang độc thân thì cần bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

V. HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

VI. HỢP ĐỒNG MUA BÁN Ô TÔ

Bên bán cần có:

– Đăng ký, đăng kiểm xe ô tô;
– Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng người đứng tên trên đăng ký xe;
– Trường hợp Bên bán chưa kết hôn:
Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Trường hợp Bên bán là Công ty:
Giấy đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; CMND của người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Bên mua cần có:

– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu.
– Trường hợp Bên mua là Công ty:
Giấy đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; CMND của người đại diện theo pháp luật của Công ty.

VII. HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN, GIẤY ỦY QUYỀN

BÊN ỦY QUYỀN CẦN CÓ:

1. Giấy tờ làm căn cứ ủy quyền:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đăng ký/ Đăng kiểm xe ô tô;
– Thông báo thụ lý vụ kiện; Giấy triệu tập đương sự….;

2. Giấy tờ nhân thân:

– Đối với ủy quyền định đoạt tài sản (nhà đất, ô tô):
+ Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng người ủy quyền (chủ tài sản).
+ Trường hợp Bên ủy quyền chưa kết hôn: Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Trường hợp Bên ủy quyền là hộ gia đình:
Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của tất cả những người có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Sổ đỏ mà đến nay đã đủ 18 tuổi. Trường hợp có người đã kết hôn trước thời điểm cấp Sổ đỏ thì cần bổ sung thêm Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của vợ/chồng người đó;
+ Trường hợp Bên ủy quyền là Công ty:
Giấy đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; CMND của người đại diện theo pháp luật của Công ty.
– Đối với ủy quyền giải quyết công việc khác: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của người ủy quyền

GIẤY TỜ CỦA BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

– Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn;
– Trường hợp Bên được ủy quyền là Công ty: Giấy đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; CMND của người đại diện theo pháp luật của Công ty

VIII. HỒ SƠ, HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Giấy tờ của bên cho vay:

– Bên cho vay là ca nhân:
Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu;
–Bên cho vay là Công ty:
Giấy đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; CMND của người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Giấy tờ của bên vay:

– Bên vay là cá nhân:
Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn;
– Bên vay là Công ty:
Giấy đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; CMND của người đại diện theo pháp luật của Công ty.

IX. HỒ SƠ, HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN

Giấy tờ của bên thế chấp:

1. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng giao dịch;
2. Giấy tờ về tài sản:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Đăng ký, đăng kiểm xe ô tô…
3. Giấy tờ nhân thân của Bên thế chấp:
3.1. Trường hợp Bên thế chấp là cá nhân:
Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng bên thế chấp. Trường hợp Bên thế chấp chưa kết hôn: Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
3.2. Trường hợp Bên thế chấp là hộ gia đình:
Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của tất cả những người có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất mà hiện nay đã đủ 18 tuổi. Trường hợp có người đã kết hôn trước thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì cần bổ sung thêm Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của vợ/chồng người đó;
3.3. Trường hợp Bên thế chấp là doanh nghiệp:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Biên bản họp của Công ty; Chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Công ty, trường hợp ký theo ủy quyền thì bổ sung thêm Văn bản ủy quyền.

Giấy tờ của bên vay:

1. Nếu Bên vay (Bên được bảo đảm) trong Hợp đồng là cá nhân:
Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn.
2. Nếu Bên vay (Bên được bảo đảm) là doanh nghiệp:
Giấy đăng ký kinh doanh; Biên bản họp của Công ty; Chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Công ty/ trường hợp ký theo Ủy quyền thì cung cấp Văn bản ủy quyền.

Giấy tờ của bên nhận thế chấp:

1. Biên bản định giá tài sản;
2. Hợp đồng tín dụng (nếu hợp đồng thế chấp dẫn chiếu tới hợp đồng tín dụng).

X. HỒ SƠ, VĂN BẢN CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG

Quý khách có nhu cầu công chứng văn bản cam kết tài sản riêng của vợ/ chồng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của vợ chồng;
– Giấy tờ chứng minh quyền tài sản như:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký/ Đăng kiểm xe ô tô; Sổ tiết kiệm…;
– Dự thảo văn bản cam kết tài sản riêng (nếu có).

XI. HỒ SƠ, VĂN BẢN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Quý khách có nhu cầu công chứng văn bản chia tài sản chung của vợ chồng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của vợ chồng;
– Giấy tờ chứng minh quyền tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký/ Đăng kiểm xe ô tô; Sổ tiết kiệm…;
– Dự thảo văn bản chia tài sản (nếu có).

XII. HỒ SƠ, VĂN BẢN CHIA THỪA KẾ

Quý khách có nhu cầu công chứng văn bản chia thừa kế cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy chứng tử của người để lại di sản;
– Giấy chứng nhận các quyền về tài sản của người để lại di sản như:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký/ Đăng kiểm xe ô tô; Sổ tiết kiệm…;
– Di chúc của người để lại di sản (nếu có);
– Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu thường trú của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bố, mẹ, vợ/ chồng, con của người để lại di sản);
– Giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống giữa những người thừa kế với người để lại di sản:
Giấy khai sinh; Giấy nhận nuôi con nuôi (nếu là con nuôi) ….;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân giữa người thừa kế với người để lại di sản:
Giấy đăng ký kết hôn (nếu là vợ/chồng) …;
– Trong trường hợp có thừa kế thế vị thì cần bổ sung:
Chứng tử của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã chết; Giấy khai sinh và CMND, Sổ hộ khẩu của các con của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã chết.

XIII. VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Quý khách có nhu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy chứng tử của người để lại di sản;
– Giấy chứng nhận các quyền về tài sản của người để lại di sản như:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký/ Đăng kiểm xe ô tô; Sổ tiết kiệm…;
– Di chúc của người để lại di sản (nếu có);
– Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu thường trú;
– Giấy tờ chứng minh được hưởng thừa kế:
Giấy khai sinh; Giấy nhận nuôi con nuôi; Đăng ký kết hôn;

XIV. HỒ SƠ DI CHÚC

Người muốn lập di chúc cần cung cấp cho công chứng viên những giấy tờ sau
– Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu;
– Trường hợp lập di chúc chung của vợ chồng thì cần bổ sung Đăng ký kết hôn;
– Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản để lại trong di chúc: Sổ đỏ, Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận cổ phần/ cổ phiếu ….
– Bản dự thảo nội dung di chúc (nếu có)

XV. CÁC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI, GÓP VỐN

Các hợp đồng thương mại, hợp đồng góp vốn mang tính đặc thù, đơn lẻ

XVI. CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN THỎA THUẬN KHÁC THEO YÊU CẦU