Tư vấn về tội phạm sử dụng công nghệ cao

Luật sư tư vấn về tội phạm sử dụng công nghệ cao. Hiện nay mạng internet, mạng máy tính có nhiều người sử dụng và ngày càng trở nên phổ biến, Nên cũng có những kẻ lợi dụng mạng internet để để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, phá hoại mạng… gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh mạng, ảnh hưởng đến người sử dụng, gây thiệt hại cho người sử dụng mạng. Do vậy người bị thiệt hại cần phải bảo vệ để theo đúng quy định của pháp luật.

Cảnh báo về tội phạm sử dụng công nghệ cao

Các loại tội phạm liên quan đến hoạt động bán hàng, thanh toán thẻ, tài chính, ngân hàng, trộm cắp cước viễn thông, chiếm quyền sử dụng, sử dụng mạng xã hội, mạng viễn thông; Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các hoạt động lợi dụng mạng Internet để kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử để chiếm đoạt tài sản, Tấn công mạng làm tê liệt hệ thống mạng để thực hiện hành vi lừa đảo. 

1. Các hình thức sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản

Trong thời gian gần đây, loại tội phạm công nghệ cao diễn ra nhiều với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay

1.1. Hình thức kinh doanh thương mại

1.1.1. Giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa để tặng quà tri ân, kỷ niệm, thành lập.

1.1.2. Tuyển cộng tác viên online

– Mạo danh nhân viên của các trang thương mại điện tử lớn để lôi kéo người dùng tham gia Cộng tác viên bán hàng online với hoa hồng hấp dẫn công việc đơn giản, thu nhập cao từ 10-20%, …..

– Yêu cầu Cộng tác viên phải thanh toán tiền đơn hàng trước mới được nhận tiền gốc và hoa hồng.

– Thanh toán cho Cộng tác viên từ 1 đến 3 đơn hàng có giá trị thấp.

– Dụ dỗ, mời gọi Cộng tác viên tham gia, chuyến khoản để mua các đơn hàng có giá trị lớn. Khi Cộng tác viên chuyển khoản thì chiếm đoạt toàn bộ tiền của Cộng tác viên.

1.2. Lừa bằng hình thức tài chính

Giả chuyển tiền nhầm, cho vay tiền online, đầu tư tài chính, tiền ảo

1.2.1. Hình thức vay tiền online

– Sử dụng mạng xã hội, mạng internet quảng cáo dịch vụ vay online với các thủ tục đơn giản.

– Hướng dẫn người dân truy cập vào các trang website, ứng dụng điện thoại đế cung cấp thông tin và chọn số tiền muốn vay

– Thông báo cho người dân cung cấp sai thông tin (số tài khoản ngân hàng, số CCCD…) nên hệ thống báo lỗi không thể giải ngân.

– Đề nghị người dân phải nộp các khoản phí để làm lại các thủ tục vay rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền đó.

1.3. Giả danh cá nhân, tổ chức

1.3.1. Giả danh người nước ngoài nhắn tin làm quen, gửi quà, bẫy tình.

1.3.2. Giả danh cơ quan nhà nước

– Gọi điện thoại cho người dân tự xưng là nhân viên bưu điện, hải quan, nhân viên y tế, nhân viên Ngân hàng….

– Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (tên tuổi, số CMND, CCCD, địa chỉ…), mã OTP để kiểm tra bưu phẩm, thông tin xét nghiệm, tài khoản Ngân hàng.

– Thông báo cho người dân biết có người sử dụng thông tin cá nhân của bạn để làm việc vi phạm pháp luật và đề nghị nối máy nói chuyện với Cơ quan Công an, VKS, Tòa án.

– Thông báo cho người dân biết thông tin cá nhân của họ được dùng để mở tài khoản ngân hàng, tham gia vào các đường dây ma túy, rửa tiền.

– Yêu cầu chuyển tiền đến số tài khoản cá nhân, truy cập vào trang web không chính thống hoặc mua máy điện thoại hệ điều hành Android để cài phần mềm Bộ Công an. Sau đó người dân bị chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản.

1.3.3. Gọi điện thoại mời đổi sim 4G, 5G

Đối tượng mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng. Gợi ý và yêu cầu người dân bấm số *21*Số điện thoại# hoặc nhắn tin theo cú pháp DS xxxxx để được đổi sim 4G với các ưu đãi hấp dẫn. 

Đây là cách chuyển cuộc gọi và đổi sim sang phôi trắng. Nếu người dân làm theo hướng dẫn sẽ bị mất quyền kiểm soát số điện thoại. Kẻ xấu sử dụng số điện thoại chiếm đoạt được để thao tác chuyển tiền trong các ví điện tử, tài khoản Ngân hàng của người dân.

1.6. Chiếm quyền người sử dụng mạng

Hình thức này rất tinh vi là chiếm quyền nhà mạng, thông qua đó đối tượng biết được các hoạt động người dùng sử dụng quyền nhà mạng để điều khiển người dùng sập bẫy như chiếm quyền gửi tin nhắn vay tiền; chiếm đoạt thông tin cá nhân,…. 

1.7. Chiếm đoạt tiền chơi trò chơi

Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng là vi phạm pháp luật, nhưng chúng găng bẫy để lừa chiếm đoạt.

Ngoài ra chúng còn có truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm bản quyền số để thu hút người vào,…

2. Khuyến cáo người dân

– Nâng cao cảnh giác đối với các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản nêu trên.

– Không vay tiền trên các trang web, app, không tải các ứng dụng điện thoại. không rõ nguồn gốc.

– Cơ quan Công an, VKS, Tòa án không yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản cá nhân với bất cứ hình thức nào. Mọi trường hợp đều làm việc tại trụ sở nhà nước.

– Không làm theo hướng dẫn khi không biết rõ.

Khi phát hiện nghi vấn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần trình báo ngay cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để bảo vệ mình và xã hội.

» Luật sư tư vấn tội cá độ, đánh bạc trên mạng internet

» Luật sư tư vấn luật hình sự

Luật sư tư vấn, bào chữa tội sử dụng công nghệ cao cho bị cáo; bảo vệ người bị hại bị lừa về tội phạm sử dụng công nghệ cao: