Tư vấn về hòa giải khi ly hôn thuận tình

Tư vấn về hòa giải khi ly hôn thuận tình. Thuận tình ly hôn vợ chồng bắt buộc phải tiến hành hòa giải ở Tòa án theo quy định của pháp luật về ly hôn thuận tình hiện nay.

Việc ly hôn không thể cứ muốn là được, cứ không còn yêu thương nhau thì thôi. Vì ly hôn không chỉ ảnh hưởng tới người vợ và người chồng, mà còn tác động mạnh mẽ tới con cái, tới gia đình hai bên. Do đó, luật hôn nhân gia đình có những quy định về việc hòa giải khi ly hôn thuận tình.

Hòa giải khi ly hôn thuận tình có bắt buộc không?

Tôi và vợ đã ly thân đến nay được 2 năm. Nay chúng tôi muốn làm đơn thuận tình ly hôn nhưng không muốn hòa giải vì không muốn gắn kết nữa có được không?

Luật sư tư vấn về hòa giải khi ly hôn thuận tình:

1. Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về hòa giải trong thuận tình ly hôn:

Cơ sở pháp lý để hòa giải trong thuận tình ly hôn:

  • Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
  • Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

2. Thuận tình ly hôn là gì?

Theo Điều 55 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”

Như vậy, Ly hôn thuận tình là trường hợp 2 vợ chồng cùng đồng ý ly hôn và hai vợ chồng đã thỏa thuận thống nhất được với nhau về lý do ly hôn, chia tài sản cũng như nuôi con, cấp dưỡng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, không có bất kỳ tranh chấp nào.

3. Thuận tình ly hôn được giải quyết theo thủ tục vụ việc hay vụ án?

Ly hôn thuận tình là việc cả vợ và chồng cùng đồng ý ly hôn và không có bất kỳ tranh chấp gì, muốn yêu cầu Tòa án công nhận việc ly hôn. Theo đó, ly hôn thuận tình sẽ được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự và không phải là vụ án (khác với ly hôn đơn phương được coi là một vụ án).

4. Thuận tình ly hôn là bắt buộc phải hòa giải hay không.

Thứ nhất, đối với hòa giải tại cơ sở:

Theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình thì Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Cụ thể, tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”  Tuy nhiên, hòa giải tại cơ sở là không bắt buộc theo Điều 4 Luật hòa giải ở cơ sở 2013. Nhưng được nhà nước khuyến khích áp dụng hoặc không áp dụng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng.

Thứ hai, hòa giải tại Tòa án đối với ly hôn thuận tình là bắt buộc:

Nếu hòa giải ở cơ sở không thành hoặc không tiến hành hòa giải thì sau khi nộp đơn ly hôn và được thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Hòa giải ly hôn tại Tòa là việc Tòa án với cương vị là bên thứ ba sẽ đứng ra thuyết phục hai bên vợ, chồng hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng qua đó tiết kiệm chi phí và tránh gây ảnh hưởng đến cho con cái khi cha mẹ ly hôn và duy trì được mục đích của kết hôn.

Theo điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

“Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.”

Như vậy việc hòa giải để vợ chồng đoàn tụ với nhau là thủ tục bắt buộc phải tiến hành. (trừ một số trường hợp không tiến hành hòa giải được hoặc không thể tiến hành hòa giải theo quy định).

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không hòa giải được hoặc được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Pháp luật không quy định cụ thể về số lần tiến hành hòa giải trong một vụ án ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn Trên thực tế, việc hòa giải có thể tiến hành đến 2-3 lần, nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử để quyết định có ly hôn được hay không

5. Trường hợp nào ly hôn mà không tiến hành hòa giải?

Tuy pháp luật về hôn nhân gia đình bắt buộc phải tiến hành hòa giải trước khi ly hôn nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp giải quyết ly hôn mà không cần hòa giải khi vụ án dân sự không thể tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 :

  • Bị đơn, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà cố tình vắng mặt.
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  •  Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Do đó, dựa trên những quy định về các trường hợp không thể hòa giải được mà đương sự có thể áp dụng để không phải tiến hành hòa giải khi ly hôn đối với trường hợp đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, thực hiện như trên không thể đảm bảo được thời hạn giải quyết ly hôn có thể nhanh hơn được hay không vì còn tùy thuộc vào quá trình giải quyết của cơ quan Tòa án cho nên đương sự cần cân nhắc.

Mẫu biên bản hòa giải thuận tình ly hôn tại cơ sở:

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN: …………
ỦY BAN NHÂN DÂN  PHƯỜNG (XÃ) ……
————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…..…….., ngày …. tháng … năm …..

BIÊN BẢN HÒA GIẢI
(về việc ly hôn)

Hôm nay, lúc …. giờ … ngày …. tháng …. năm …..

Tại UBND phường: ……………………………………………………………………

Chúng tôi là: ……………………………………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………

Công tác tại UBND phường: ……………………………………………………………

Có lập biên bản về việc ly hôn giữa ông Nguyễn văn A và bà Nguyễn thị B cụ thể.

Một bên là: …………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………

Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….

và Một bên là: …………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………

Ngụ tại: …………………………………………………………………………………

Ngoài ra đến dự còn có: ………………………………………………………………

NỘI DUNG SỰ VIỆC

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ HÒA GIẢI

Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên.\.

Ông (bà)
(ký và ghi rõ họ, tên)

 

Đại diện UBND Phường
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ông (bà)
(ký và ghi rõ họ, tên)

 

Mẫu số 34-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

» Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành

Mẫu biên bản hòa giải thuận tình ly hôn tại toà án:

TÒA ÁN NHÂN DÂN …….(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN HÒA GIẢI

Hồi .…. giờ.…. phút ……, ngày .…. tháng ….. năm ……….
Tại trụ sở Toà án nhân dân: ………..……………………………………
Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số:……/……./TLST-……(2) ngày….. tháng….. năm .………

  1. Những người tiến hành tố tụng:

Thẩm phán – Chủ trì phiên họp: Ông (Bà)……………………..……………
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp: Ông (Bà)……………..…………….

  1. Những người tham gia phiên họp(3)

………………………………………………………………………..……………………………………

……………………………………………….………………………………………………………………

PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU HOÀ GIẢI

Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ(4)

……..……………………………………………………………………….……….………………………

………………………………………………………………………………………………………………

NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC CÁC ĐƯƠNG SỰ THỐNG NHẤT, KHÔNG THỐNG NHẤT (5)

……..……………………………………………………………………….……….………………………

………………………………………………………………………………………………………………

NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO YÊU CẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HÒA GIẢI (6)

……..……………………………………………………………………….……….………………………

………………………………………………………………………………………………………………..

Phiên họp kết thúc vào hồi….giờ…. phút, ngày ….. tháng …… năm……

CÁC ĐƯƠNG SỰ THAM GIA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

 

THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN PHIÊN HỌP (Ký tên, ghi rõ họ tên)

THẨM PHÁN CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 34-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành hoà giải; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ).

(3) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên hoà giải.

(4) Ghi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia hoà giải về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.

(5) Ghi những nội dung những người tham gia hoà giải đã thoả thuận được trước, đến những nội dung những người tham gia hoà giải không thoả thuận được. Trong trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán chủ trì phiên họp lập biên bản hoà giải thành theo mẫu số 36 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).

(6) Ghi họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia phiên họp.

» Tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình

» Luật sư tranh tụng vụ án ly hôn tại Tòa án

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn thuận tình, luật sư bảo vệ trong vụ án ly hôn: