Tư vấn thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài. Những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài gặp không ít khó khăn nếu một trong các bên không đến tòa án theo giấy triệu tập của tòa.
Mục lục bài viết
Chào luật sư, cho tôi muốn hỏi, bây giờ tôi muốn ly hôn mà vợ tôi hiện đang ở nước ngoài (ở Hàn Quốc) thì tôi phải làm những thủ tục gì, mất thời gian là bao lâu và án phí là bao nhiêu? Xin cảm ơn!
– Theo quy định Điều 28, Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, với thông tin hiện tại vợ bạn đang ở nước ngoài, pháp luật xác định là vụ án này thuộc trường hợp “có đương sự ở nước ngoài” thì bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Đơn xin ly hôn;
+ Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu);
+ Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
+ Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn;
+ Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
+ Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu;
+ Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn;
Sau khi tòa án nhận đơn và thụ lý, bạn yêu cầu vợ bạn bên nước ngoài gửi về Việt Nam đơn xin ly hôn vắng mặt, trong đơn phải thể hiện 4 nội dung chính: đồng ý ly hôn với người chồng tại Việt Nam; nguyện vọng, yêu cầu của con chung (nếu có); nguyện vọng, yêu cầu về tài sản (nếu có); và yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt. Đơn này phải có xác nhận của công chứng viên bên nước mà vợ bạn sinh sống, chữ ký của công chứng viên, sau đó gửi đến Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước mà vợ bạn đang sinh sống để hợp pháp hóa lãnh sự, xong rồi gửi về Việt Nam cho bạn.
Nếu vợ ban không về được Việt Nam để giải quyết ly hôn, sau khi nhận được đơn xin ly hôn vắng mặt của vợ bạn tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Xét xử xong tòa án sẽ gửi bản án cho vợ bạn và hướng dẫn nếu đồng ý với bản án của Tòa thì làm đơn cam kết không kháng cáo. Đơn này cũng phải công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự như hướng dẫn trên đây. Tòa án sẽ cấp bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật cho các đương sự sau khi nhận được đơn cam kết không kháng cáo của vợ bạn hoặc sau hai tháng, kể từ ngày gửi bản án cho vợ bạn (tính theo dấu bưu điện), trong trường hợp vợ bạn không làm đơn cam kết không kháng cáo.
Thời gian từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Án phí phải nộp 300.000 đồng. Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án.
———————————————————–
Xin chào luật sư, em có chồng người nước ngoài do mâu thuẫn với gia đình chồng nên em về Việt Nam sống đến nay. Em hỏi chồng em tính thế nào thì bên đó họ im lặng, ly hôn cũng không và gàn gắn cũng không. Em đăng ký kết hôn tại ngước ngoài và ở bên đó gần 3 năm mới về Việt Nam nên không thông báo lên Sở Tư pháp hay địa phương em gì cả. Cho em hỏi nếu như sau này em gặp người khác yêu em và có ý tiến tới hôn nhân thì em được làm giấy đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam hay nước khác không? Em muốn ly hôn thì làm thế nào vì em đang ở Việt Nam và không muốn qua lại nước ngoài nữa được không? Em cảm ơn.
Căn cứ vào điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy trường hợp này, bạn đã chuyển về Việt Nam sinh sống nên việc ly hôn có thể giải quyết tại Việt Nam.
Để đơn phương ly hôn, bạn cần thực hiện thủ tục như sau:
+ Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;
+ Giấy khai sinh của các con;
Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:
+ Bản sao chứng thực CMTND;
+ Bản sao chứng thực hộ khẩu;
Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:
+ Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam, làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo