Tư vấn gấp trường hợp quấy rối qua điện thoại

Tư vấn gấp trường hợp quấy rối qua điện thoại. Tôi cho một người bạn mượn tiền với lý do để đáo hạn ngân hàng, thời hạn là một năm, nay đến hạn tôi đòi nhưng không trả. tôi có nói anh trả tôi rồi tôi sẽ cho mượn lại. nhưng tôi không cho mượn lại thì anh ta nói là tiền tôi mượn của giang hồ đó. sau đó anh này biết tôi không cho mượn nữa nên anh ta gọi điện nhiều lần và dọa dẫm…, quấy rầy, tôi không biết phải làm thế nào? Tôi định báo cơ quan Công an có được không?

Tư vấn về trường hợp quấy rối qua điện thoại

» Dịch vụ nộp đơn tố cáo

Thứ nhất, về hợp đồng vay tiền
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó thì bạn và người này có giao kết với nhau hợp đồng vay tiền và có thỏa thuận với nhau là số tiền này khi nào bạn cần thì thông báo trước một tháng để người này thu xếp.

Như vậy, theo như các quy định của pháp luật thì khi đến hạn trả nợ mà các bên đã thỏa thuận thì bên vay có trách nhiệm phải trả tiền đúng hạn cho bạn.

Nếu khi quá hạn các bên đã thỏa thuận với nhau thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

Thứ hai, về hành vi nhắn tin quấy rối, đe dọa bạn
Theo như thông tin bạn cung cấp thì do người này đến hạn không trả bạn và bạn có hứu hẹn với người ta rằng sẽ họ trả cho bạn rồi bạn sẽ cho vay lại số tiền này nhưng thực chất đây là cách bạn muốn lấy lại số tiền trên. Tuy nhiên, bạn không biết rằng người này đã vay tiền của xã hội đen để trả nợ cho bạn, do đó khi không cho họ vay thì người này quay ra nhắn tin đe dọa bạn sẽ xâm hại đến tính mạng,sức khỏe, tài sản của bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 133 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đe dọa tới cơ quan điều tra công an quận, huyện.

Trong trường hợp có đủ cơ sở xử lý về hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với người vi phạm.

» Tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại

» Cần phải làm gì khi nhận được tin nhắn đe dọa tính mạng

Trên đây là nội dung tư vấn gấp trường hợp quấy rối qua điện thoại.