So sánh vi bằng và văn bản công chứng

So sánh vi bằng và văn bản công chứng có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

Căn cứ pháp lý:
– Luật công chứng năm 2014;
– Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ chí minh
– Nghị định 135/2013/NĐ-CP
– Nghị định sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của
– Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

1. Khái niệm vi bằng

Theo quy định tại khoản 2 điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ chí minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định “Vi bằng” là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

     Có thể thấy, vi bằng là tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo… trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân thừa phát lại chứng kiến trung thực, khách quan.Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản.
Tuy nhiên, việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận có giao kết về việc mua bán giữa hai bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra.
Do vậy nên việc mua bán nhà đất qua vi bằng nhà đất tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ trước khi mua nhà đất qua hình thức này.

2. So sánh vi bằng và văn bản công chứng

– Điểm giống: cả hai đều có giá trị là chứng cứ khi giải quyết tranh chấp tại toàn án

– Điểm khác biệt giữa vi bằng và văn bản công chứng:

Tiêu chí

Vi bằng Văn bản công chứng
Cơ sở pháp luật Nghị định 61/2009/NĐ-CP

Nghị định 135/2013/NĐ-CP

Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn liên quan
Chủ thể lập Thừa phát lại Công chứng viên
Hình thức Vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác

Bằng văn bản

Được lập thành bộ hồ sơ công chứng,

Xác nhận tính xác thục của các văn bản về giao dịch dân sự, hợp đồng

Nội dung Ghi nhận những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể. không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các sự kiện, hành vi, quan hệ xã hội…, chỉ ghi nhận những gì có thật, đã xảy ra trên thực tế. Chứng nhận và bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp luật định.
Giá trị pháp lý Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.

Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

 

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuậnkhác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Lưu trữ Đăng ký 1 bản tại sở tư pháp; 1 bản cho người yêu cầu và 1 bản tại văn phòng thừa phát lại

Lưu trữ tại văn phòng công chứng và các bên liên quan

» Phân biệt dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự

» Luật sư tranh tụng đất đai tại Tòa án