Tư vấn các tội phạm về môi trường

Tư vấn các tội phạm về môi trường là tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư. Tội phạm về môi trường bao gồm tội phạm gây thiệt hại cho môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, cho nguồn lợi thủy sản, tài nguyên rừng cũng như các hành vi nguy hiểm cho xã hội khác có liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

Luật sư tư vấn các tội phạm về môi trường:

Các tội phạm về môi trường Gồm 12 tội danh được quy định từ Điều 235 đến Điều 246 thuộc Chương XIX của BLHS 2015 như sau:

Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường
Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Điều 241. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Điều 243. Tội hủy hoại rừng
Điều 244. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Điều 245. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Điều 246. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại

2. Cấu thành các tội phạm về môi trường:

Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về môi trường

Khách thể của tội phạm về môi trường

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe doạ thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định. Đối với các tội phạm về môi trường khách thể loại của các tội phạm về môi trường là tổng thể những quan hệ xó hội về giữ gỡn mụi trường trong sạch, sửdụng hợp lý những tài nguyên của nú và đảm bảo an toàn môi trường cho dân cư.

Mặt khách quan của tội phạm về môi trường:

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan. Các tội phạm về môi trường có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Các hành vi tội phạm về môi trường rất đa dạng: gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại tài nguyên môi trường, không thực hiện quy tắc bảo vệ môi trường, gây dịch bệnh v.v..

Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường:

Mặt chủ quan của các tội phạm về môi trường được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Nghĩa là người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quảcủa hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ và mục đích của các tội phạm về môi trường rất đa dạng, có thểlà vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác… nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Trong mặt chủ quan của tội phạm vềmôi trường, mục đích và động cơ hầu như không có ý nghĩa để định tội.

Chủ thể của tội phạm về môi trường:

Chủthểcủa các tội phạm vềmôi trường là tất cả những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên có thể nhận thấy tồn tại vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm cụthểvềmôi trường là từ đủ 14 tuổi.

Hình phạt đối với các tội phạm môi trường:

Theo quy định về việc phân loại tội phạm tại Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

     “1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
     a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
     c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
     d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
     2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này”.

Căn cứ vào các quy định trên cho thấy, tội phạm về môi trường theo BLHS năm 2015 không có tội phạm nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trường. Ngoài ra, BLHS còn quy định hình phạt chính của tội phạm môi trường là hình phạt tiền, chứ không phải là hình phạt tù. Mặt khác đối với pháp nhân thương mại chỉ bị áp dụng hình phạt tiền. Bên cạnh đó, BLHS quy định liên quan đến tội phạm môi trường về hình phạt đối với pháp nhân đã dành một điểm quy định pháp nhân thương mại: “Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn” .

» Tư vấn các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

» Luật sư bào chữa tội hình sự

Luật sư tư vấn các tội phạm về môi trường.
Quý vị đang có những vướng mắc về các tội phạm về môi trường cần hỗ trợ, luật sư tư vấn, bào chữa, xin vui lòng liên hệ để đặt lịch hẹn: