Tôi không vay tiền vẫn bị đòi nợ thì giải quyết thế nào?

Tôi không vay tiền vẫn bị đòi nợ thì giải quyết thế nào? Tôi liên tục nhắn tin, đe dọa, khủng bố

Vấn nạn không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Hiện nay các công ty tài chính mở ra rất nhiều nhưng vấn đề là bạn không thể phân biệt hay nhận diện đâu là công ty tài chính làm ăn uy tín, đâu là công ty tài chính ma. Đánh vào nhu cầu vay vốn của các bạn trẻ, dân công sở và luật về vay tài chính còn lỏng lẻo và nhiều lỗ hỏng của Việt Nam mà các đối tượng lừa đảo này lộng hành.

Bên cạnh việc cho vay vốn trá hình như: Vay vốn thế chấp, vay tín chấp nhưng mọi quá trình vay vốn không theo như thỏa thuận ban đầu, lãi suất tự nhiên tăng, kỳ hạn vay bị rút ngắn kèm theo đó là sự khủng bố đến từ người đòi nợ thì một vấn nạn khó mà giải quyết đó là sử dụng thông tin, mạo danh thông tin người khác để vay vốn.

Việc mạo danh người khác để vay vốn xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều người đặt ra câu hỏi ” Tại sao tôi không vay tiền nhưng vẫn bị nhắn tin đòi nợ, đe dọa và khủng bố” thì đó chính là hậu quả của việc mạo danh này. Như vậy là thông tin của bạn đã được người khác sử dụng để vay tiền hoặc công ty cho vay tự ý tạo hồ sơ vay vốn dựa trên thông tin cá nhân đó, sau đó ép buộc người đã bị đánh cắp thông tin trả nợ với nhiều lời lẽ và hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Tại sao không vay tiền mà vẫn bị nhắn tin đòi nợ đe dọa

Dưới đây là một vài nguyên nhân mà bạn nhận được những khoản vay trên trời rơi xuống

Người thân/ bạn bè dùng thông tin của bạn đi vay

Đây là trường hợp mà nhiều người mắc phải nhất bởi chính sự tin tưởng đó mà dẫn đến các khoản vay. Người thân hay bạn bè chính là người hiểu rõ về bạn nhất nên khi yêu cầu mượn hay sử dụng giấy tờ gì đó của bạn rất dễ dàng trong khi đó các khoản vay hiện nay chỉ cần có CMND là được.

Vậy nên chỉ cần thông tin về số CMND/ ảnh chụp CMND và số điện thoại của bạn là những người xung quanh bạn có thể dùng nó để đi vay các đơn vị tài chính. Mà đa số các công ty tài chính cho vay đó đều không tồn tại mà là trá hình của bọn lừa đảo. Vậy nên vô tình bạn đã thành con nợ của họ chỉ vì sự tín tưởng đối với mọi người xung quanh.

Bên cho vay tự lập hồ sơ dựa trên thông tin cá nhân thu thập

Thông tin cá nhân của người Việt hiện nay rất dễ lộ bởi có rất rất nhiều cách thức lừa đảo để lấy được thông tin đó như :”

  • Điền thông tin nhận quà trúng thưởng: Đây là phương thức phổ biến mà các đối tượng lừa đảo sử dụng, có thể gửi 1 tin nhắn, nhập thông tin vào đường link gửi qua là có thể nhận được quà
  • Để lại thông tin trên các trang mạng xã hội
  • Điền thông tin mua sắm trên các trang không chính thống
  • Đăng ký vay vốn trên mạng, trên app không rõ nguồn gốc

Như vậy là mọi người đã để lộ thông tin cá nhân của mình, bọn cho vay lừa đảo sẽ dùng thông tin đó để lập hồ sơ vay vốn cho bạn trong khi người vay không hề biết chuyện gì, sau đó tiến hành gọi điện đe dọa đòi tiền liên tục.

Mất giấy tờ cá nhân

Mất giấy tờ cá nhận như CMND/ bằng lái xe, tài khoản ngân hàng hay điện thoại và một thời gian sau thì hò sơ vay lại mang tên của bạn là một chuyện hết sức bình thường mà nhiều người mới đây gặp phải. Số giấy tờ cá nhân đó đủ đế làm căn cứ cho người khác dùng thân phận của bạn để đi vay vốn tài chính trong khi đó các công ty cho vay không hề kiểm duyệt hay xác minh trước khi giải ngân, đến hạn là cứ gọi điện và liên hệ theo thông tin trong hồ sơ để đòi tiền.

Làm thế nào khi không vay tiền nhưng bị nhắn tin đòi nợ

Trước hết bạn nên bình tĩnh khi nhận các cuộc điện thoại hoặc tin nhắn đòi tiền, sau đó dò hỏi xem về thời gian vay, hạn mức vay và lãi suất như thế nào. Sau đó hỏi lại người thân bạn bè mình xem ai là người có khả năng dùng thông tin mình vay tiền hay không. Nếu như có thì hãy liên hệ họ để tìm cách giải quyết nhưng nếu như người vay không chịu ra mặt thì bạn cũng đừng lo lắng vì mọi chuyện đều có cách giải quyết.

Sau khi tìm hiểu về khoản vay mà không có ai nhận hoặc người nhận không tiến hành giải quyết với bên cho vay mọi người nên tìm đến công an, nơi có thẩm quyền để trình báo về sự việc trên, để công an vào cuộc làm rõ.

Mọi người tuyệt đối không nên tiếng nặng nhẹ, lôi co hay thỏa hiệp với bên đòi nợ bởi chính sự thỏa hiệp của bạn làm cho bên đó có điều kiện lấn tới, nếu bạn làm càng căng thì càng có nhiều rắc rối nên cứ giải quyết từ từ. Đặc biệt là không nên nghe theo lời đe dọa và khủng bố là bên đó sử dụng mà trả tiền, như vậy đồng nghĩa mọi người đang tạo điều kiện cho các lần sau, sau nữa cũng như tiếp tay cho bạn chúng tiếp tục lừa đảo người khác.

Làm thế nào để tránh vấn nạn vay lừa đảo

Tỉnh táo trước các hình thức đòi nợ

Để không bị bọn lừa đảo đòi nợ thành công thì mọi người nên tỉnh táo, không nên lo sợ về các lời đe dọa khủng bố đó mà đưa tiền cho bọn chúng. Khi nhận được thông tin không vay mà bị đòi nợ đó trước hết hãy kiểm tra lại các khoản vay của các cá nhân trong gia đình, sau đó trình báo lên công ai về vụ việc trên để họ hỗ trợ giải quyết cũng như bảo vệ bạn và gia đình trước tình trạng bị đe dọa.

Không cho bất kỳ ai mượn CMND/ thông tin cá nhân để vay tiền

Hiện nay cho vay tài chính rất đơn giản chỉ cần có số điện thoại, số CMND và ảnh chụp CMND là có thể vay vốn nhanh chóng nên mọi người chỉ cần cho mượn trong 2 phút là người nào đó có thể dùng thông tin đó đi tạo ra nhiều khoản vay khác nhau.

Đặc biệt là các hình thức vay qua mạng, không gặp mặt, không chứng minh nhân thân lại càng dễ dàng hơn. Vậy nên nếu cho ai đó mượn mợi người cần phải tin tưởng và hỏi rõ mục đích là để làm gì mà đa số ít ai lại đi mượn CMND của người khác, bởi hiện nay bất kỳ giao dịch nào đều cần CMND chính chủ mới thực hiện được.

Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai

Nếu có ai đó gọi điện thoại đến hay nhắn tin đến bạn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thì nên từ chối và hỏi rõ là cung cấp để làm gì. Đây là chiêu thức hiện nay nhiều người bị mắc lừa nhất, chỉ cần nghe đến cung cấp thông tin để làm hồ sơ trúng thưởng, nhận quà hay xác minh vấn đề gì đó liên quan đến pháp luật là cung cấp ngay.

Như vậy là tuyệt đối không nên, không có đơn vị pháp luật nào lại rãnh rỗi yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại hay qua tín nhắn cả, đặc biệt là các thông tin  về CMND, tên họ và số điện thoại.

Không để thông tin cá nhân trên mạng xã hội

Mạng xã hội chính là nguồn gốc của mọi chiêu trò lừa đảo, bởi chỉ cần nhìn vào đó, điều tra một xíu là có cả mớ thông tin về cá nhân bạn thông qua các comment, bài đăng. Vậy nên việc dại dột nhất mà các bạn trẻ hiện nay khi sử dụng mạng xã hội đó chính là công khai hết thông tin của mình lên mạng xã hội và các đối tượng lừa đảo dựa vào đó để có thông tin, cũng như nắm bắt các nhu cầu của bạn, như vậy việc đe dọa được tiến hành dễ dàng hơn.

Không điền thông tin cá nhân vào các link lạ

Mua sắm qua mạng, chơi game, nhận quà trúng thưởng, đăng ký chương trình này nọ là cách mà một số đối tượng lừa đảo đang thực hiện. Mọi người chỉ cần nhấn vào các đường link đó nhập thông tin thì toàn bộ thông tin đó được các đối tượng đó lưu lại làm căn cứ để làm hồ sơ vay giả cũng như cách thức liên hệ đòi nợ. Vậy nên không tùy tiện đăng ký điền thông tin vào các link lạ trên mạng hay tin nhắn điện thoại.

Tránh né các kênh vay tiền qua mạng

Kênh vay tiền qua mạng hiện nay tồn đọng nhiều vấn đề  và là mối nguy sập bẫy rất cao. Chỉ cần mọi người đăng lý nhận tư vấn khoản vay hay đăng ký vay nhưng chưa vay cũng có thể sẽ phải chịu ngay một khoản vay. Hoặc các đơn vị cho vay lừa đảo sẽ tiến hành lấy lại hồ sơ cũ mà bạn vay đã thanh toán để làm tiếp một hồ sơ khoản vay khác. Vậy nên hãy cản trọng trước các khoản vay qua mạng dù là app, website hay vay trên mạng xã hội như Zalo/ facebook.

Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho người tiêu dùng khi cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ, vay vốn ở tổ chức không uy tín cũng như là cách đề phòng lừa đảo, đe dọa bởi những khoản vay vô hình.

theo infofinance.vn

» Cho vay nặng lãi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

» Vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả có phải ngồi tù không?