Thuê luật sư đòi nợ hụi khi bị giật hụi

Thuê luật sư đòi nợ hụi khi bị giật hụi. Chơi hụi được quy định cụ thể tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó hụi được xác định là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người cùng tập hợp lại với nhau để định ra số người chơi, thời gian tham gia, số tiền hoặc tài sản khác, phương thức góp, cách thức lĩnh hụi cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên.

Luật sư tư vấn giải quyết khi bị chủ hụi giựt hụi

1. Rủi do từ chơi hụi

Chơi hụi tồn tại khá nhiều rủi ro, dần biến tướng thành một hình thức huy động vốn với lãi suất cao. Do đó, việc chủ hụi bỏ trốn, chủ hụi giật tiền ngày càng phổ biến.

2. Quy định của pháp luật liên quan đến việc chơi hụi

Hụi còn được gọi là họ, biêu, phường. Bản chất ban đầu của hụi vốn dĩ là hoạt động góp vốn của một nhóm người cho một người có uy tín ở địa phương, nhằm tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Định nghĩa về hụi tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, họ có thể thỏa thuận với nhau về: 

  • Số người chơi; 
  • Thời gian chơi;
  • Số tiền chơi;
  • Loại tài sản góp; 
  • Thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Nghị định 19/2019/NĐ-CP, cụ thể: 

  • Nguyên tắc tổ chức hụi;
  • Điều kiện làm thành viên, chủ hụi; 
  • Gia nhập, rút khỏi hụi; 
  • Văn bản thỏa thuận về hụi;
  • Thứ tự lĩnh hụi, lãi suất;
  • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ hụi.

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về họ, hụi, biêu, phường quy định về trách nhiệm của chủ hụi như sau:

  • Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ
  • Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh họ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP
  • Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật Dân sự
  •  Bồi thường thiệt hại (nếu có)

Như vậy, trong trường hợp chủ hụi không thục hiện các trách nhiệm của mình quy định tại Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì người chơi hụi có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

3. Luật sư tư vấn giải quyết, tranh chấp, giựt hụi

  • Tư vấn hướng giải quyết khi chủ hụi giựt hụi, tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;
  • Phân tích trách nhiệm của chủ hụi khi không trả đủ tiền khi đến kỳ mở hụi;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền hụi;
  • Trách nhiệm hình sự đối với hành vi giật hụi của chủ hụi.

Giấy tờ quý khách cung cấp

  • Bản tường trình sự việc;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao y CMND; 
  • Giấy tờ thể hiện việc thỏa thuận chơi hụi; 
  • Giấy tờ thể hiện việc đóng góp hụi hàng tháng cho chủ hụi. 

4. Luật sư tham gia tố tụng tại các cơ quan có thẩm quyền

  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết cho thủ tục tố tụng;
  • Chuẩn bị hồ sơ hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục tại Tòa án; 
  • Luật sư hỗ trợ tham gia quá trình tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đối với tranh chấp phát sinh giữa chủ hụi và người chơi hụi; 
  • Quý khách hàng có thể ủy quyền cho Luật sư để tham gia quá trình tố tụng để thực hiện các thủ tục pháp lý hoặc tham gia tại Tòa án để trình bày luận điểm bảo vệ quyền lợi của đương sự.

» Tư vấn thu hồi nợ cho cá nhân

Nếu quý khách đang vướng vào tranh chấp hụi, gật hụi mà cần luật sư tư vấn, tham gia giải quyết về vụ việc của mình xin liên hệ: