Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế người Việt Nam ở nước ngoài. Từ chối nhận di sản thừa kế của người Việt Nam ở nước ngoài được thông qua thủ tục công chứng tại Đại sứ quán/ lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.
Mục lục bài viết
-
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài
- 1. Căn cứ khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định:
- 2. Người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ (bản chính hoặc bản sao y):
- 2.2. Giấy tờ của người yêu cầu công chứng:
- 3. Trường hợp nào không được từ chối nhận di sản? Trường hợp không muốn nhận di sản nhưng cũng không làm thủ tục từ chối nhận thì giải quyết thế nào?
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài
1. Căn cứ khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định:
“1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.”
Như vậy tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nói trên trực tiếp đến/liên hệ với Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại để làm thủ tục công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế tại Việt Nam mà mình được hưởng theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ (bản chính hoặc bản sao y):
2.1. Giấy tờ chứng minh quyền được thừa kế di sản mà mình từ chối:
– Di chúc hợp pháp (trường hợp hưởng theo di chúc); hoặc giấy tờ chứng minh thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản theo quy định pháp luật (quan hệ hàng thừa kế thứ nhất: cha mẹ – con cái thì phải có giấy khai sinh; vợ-chồng thì phải có giấy đăng ký kết hôn ; hoặc Quyết định của Tòa án về việc được thừa hưởng di sản thừa kế (nếu có); nếu là quan hệ hàng thừa kế thứ hai/thứ ba thì phải có giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận thuộc diện được hưởng;
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người để lại di sản
(ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do người để lại di sản thừa kế đứng tên hoặc giấy tờ, hồ sơ hợp pháp về tài sản kể cả tài sản hình thành trong tương lai);
– Giấy chứng tử của người để lại di sản;
– Giấy tờ khác có giá trị thay thế một trong các giấy tờ trên nếu .
2.2. Giấy tờ của người yêu cầu công chứng:
– Văn bản đề nghị công chứng (mẫu tại ĐSQ/LSQ);
– Văn bản từ chối nhận di sản ( mẫu tại ĐSQ/LSQ);
– 01 bản sao y (hoặc foto) hộ chiếu (có bản chính xuất trình để kiểm tra, đối chiếu);
– 01 bản sao y giấy phép cư trú tại nước ngoài (trường hợp giấy phép cư trú dán trong hộ chiếu thì chụp trang hộ chiếu liên quan; trường hợp giấy phép cư trú là thẻ nhựa thì chụp thẻ nhựa);
3. Trường hợp nào không được từ chối nhận di sản? Trường hợp không muốn nhận di sản nhưng cũng không làm thủ tục từ chối nhận thì giải quyết thế nào?
Điều 620 BLDS 2015 quy định về Từ chối nhận di sản:
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
» Mẫu đơn từ chối nhận di sản thừa kế
» luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế