Thời hạn tạm giữ đã hết phải làm gì?

Thời hạn tạm giữ đã hết mà cơ quan chức năng chưa thả người thì phải làm gì? Bộ tố tụng hình sự quy định rất chi tiết thẩm quyền của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lạm quyền vẫn còn diễn ra ở một số nơi. Cụ thể: Sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, cơ quan điều tra vẫn không thả người thì giải quyết như thế nào.

Thời hạn tạm giữ đã hết mà cơ quan chức năng chưa thả người thì phải làm gì?

1. Quy định về người bị tạm giữ tại Điều 59 BLTTHS như sau:

“Điều 59. Người bị tạm giữ 

1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.”

2. Thời gian tạm giữ theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Như vậy, thời gian tạm giữ tối đa là 09 ngày.

3. Hướng giải quyết khi hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan chức năng chưa thả tự do

3.1. Đề nghị trả tự do

Hết thời hạn tạm giữ mà việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Trong trường hợp không trả tự do, người bị tạm giữ hoặc nhân thân người bị tạm giữ có thể đề nghị trả tự do cho người bị tạm giữ. Đề nghị này gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ, gia hạn thời gian tạm giữ, cơ quan giám sát việc tạm giữ. » Các mẫu đơn đề nghị

3.2. Khiếu nại 

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại liên quan đến tạm giữ người là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp;

3.2.1. Trình tự khiếu nại

Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo ngày 05/9/2018, trình tự giải quyết khiếu nại liên quan đến tạm giữ người được quy định như sau:

Bước 1: Gửi khiếu nại đến người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Bước 2: Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý và thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật.

Bước 3: Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết khiếu nại và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định có hiệu lực pháp luật.

3.2.2. Hồ sơ khiếu nại

Khiếu nại được thực hiện bằng đơn: Mẫu đơn khiếu nại trong tố tụng hình sự theo mẫu số 01, ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP hoặc khiếu nại trực tiếp.

– Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn về một nội dung thì trong đơn có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người đến khiếu nại trực tiếp về một nội dung thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp, hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại và ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.

4. Tố cáo

4.1. Thẩm quyền tố cáo

Theo quy định tại Điều 481 Bộ luật Tố tụng ình sự 2015, chủ thể có thẩm quyết giải quyết tố cáo liên quan đến hành vi tạm giữ người là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

4.2. Trình tự tố cáo

Theo quy định tại Điều 481 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo ngày 05/9/2018, trình tự giải quyết tố cáo được quy định như sau:

Bước 1: Gửi tố cáo đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật.

Bước 3: Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành quyết định giải quyết tố cáo.

Tố cáo liên quan đến hành vi tạm giữ trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo. 

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự