Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?

Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu? Thời hạn ủy quyền đại diện, Thời hạn ủy quyền của hợp đồng ủy quyền.

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn đại diện:

“1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

… “.

Theo quy định tại Điều 562, Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền như sau:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Có thể thấy, pháp luật cho phép trong văn bản ủy quyền quy định về thời hạn uỷ quyền, không có thời gian tối đa và không có thời gian tối thiểu, người ủy quyền có thể tự do lựa chọn một khoảng thời gian phù hợp. Còn trong trường hợp hợp đồng không quy định về thời hạn ủy quyền thì sẽ chấm dứt khi người nhận ủy quyền thực hiện xong công việc hoặc là 1 năm kể từ ngày hợp đồng ủy quyền phát sinh hiệu lực. Về việc phần di sản mà con trai sau khi mất để lại cho mẹ bạn thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền tặng cho lại người khác khi đã làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu lập hợp đồng ủy quyền, thì yêu cầu phải có tất cả chữ ký của những người có quyền hưởng di sản là ngôi nhà này, tức là bao gồm cả mẹ bạn, căn cứ quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

» Tư vấn soạn thảo Hợp đồng

» Các trường hợp hợp đồng vô hiệu