Soạn thảo Phụ lục hợp đồng. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Pháp luật quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Như vậy trong trường hợp có một số thông tin trong hợp đồng cần phải sửa đổi, điều chỉnh, các bên có thể ký phụ lục hợp đồng. Và cũng không có giới hạn về số lượng phụ lục hợp đồng đi kèm trừ một số trường hợp hợp đồng đặc thù.
Mục lục bài viết
Theo Khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Cụ thể:
Điều 403. Phụ lục hợp đồng
Lưu ý: Phụ lục hợp đồng không phải là hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của nó như hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo.
Nếu hợp đồng chính không phát sinh vấn đề gì, không cần làm rõ hay sửa đổi, bổ sung nội dụng nào thêm thì việc lập phụ lục hợp đồng là điều không cần thiết.
Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp khi thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà các bên chưa lường trước được. Khi đó, nếu các bên muốn thống nhất ý chí để tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng. Tùy theo nội dung thể hiện mà phụ lục sẽ có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Phụ lục thay đổi tên công ty.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, hợp đồng cần phải có phụ lục trong 02 trường hợp sau:
Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng, đồng thời, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng cho nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.
Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định về số phụ lục hợp đồng tối đa có thể ký kết, vì thế số lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng và tuỳ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì riêng đối với hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng, cụ thể:
Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, các bên chỉ được ký kết phụ lục để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động tối đa một lần và đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết.
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Số: ………………
– Căn cứ theo HĐKT số …………………… đã ký ngày ……… tháng ……… năm ……..
– Căn cứ nhu cầu thực tế hai bên ……………………………………………………………
Hôm nay, ngày …………. tháng ………. năm …………….., Tại …………………………
Chúng tôi gồm có:
BÊN THUÊ/MUA/SỬ DỤNG DỊCH VỤ (Bên A):
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………………………………………………………………………..
Fax:………………………………………………………………………………………………..
Mã số thuế:……………………………………………………………………………………….
Tài khoản số:………………………………………………………………………..……………
Do ông (bà):………………………………………………………………………………………
Chức vụ:……………………….làm đại diện.
BÊN CHO THUÊ/BÁN/CUNG CẤP DỊCH VỤ (Bên B):
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………………………………………………………………………..
Fax:……………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế:………………………………………………………………………………………
Tài khoản số:…………………………………………………………………………………….
Do ông (bà):………………………………………………………………………………………
Chức vụ:……………………….làm đại diện.
Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký Phụ lục hợp đồng số …………………………. về ………..…..……. đối với hợp đồng đã ký số ……………………., ngày ……, tháng …… năm ………, cụ thể như sau:
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Trong quá trình soạn thảo phụ lục hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý các vấn đề sau:
Lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng | |
Hình thức |
|
Nội dung |
|
Phạm vi ủy quyền |
|
» Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng
» Chứng thực chữ ký giấy ủy quyền khi nào
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo