So sánh luật đầu tư cũ và mới

So sánh giữa 2 luật đầu tư cũ và mới

TT

TIÊU CHÍ LUẬT CŨ

LUẬT MỚI 2014

1 Nội dung GCNĐT(Có gắn với thành lập tổ chức kinh tế) Bao gồm nội dung về dự án đầu tư + Nội dung ĐKKD(Điều 41 NĐ 108/2006) Chỉ bao gồm nội dụng về dự án đầu tư

(K6 Điều 2; điều 39)

2 Các hình thức đầu tư a.       Thành lập tổ chức kinh tếb.      Theo hình thức hợp đồng (BCC, BOT, BTO, BT);

c.       Mua cổ phần, góp vốn;

d.      Đầu tư phát triển kinh doanh;

e.       Đầu tư thực hiện việc sáp nhập, và mua lại doanh nghiệp

(Điều 21 LĐT 2005)

a.       Thành lập tổ chức kinh tế;b.      Theo hình thức hợp đồng (PPP, BCC);

c.       Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

(Chương IV) Đầu tư gián tiếp?

3 Cấm đầu tư Chia theo lĩnh vực cấm đầu tư:1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.

2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.

4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.

(Điều 30 LĐT 2005)

Chia theo ngành nghề cụ thể:a)  Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b)  Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c)  Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d)     Kinh doanh mại dâm;

đ)   Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e)    Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

(Điều 6)

4 Kinh doanh có điều kiện Chia theo lĩnh vực cấm đầu tư:(Điều 29 LĐT 2005) Chia cụ thể thành 267 ngành nghề quy định tại phụ lục 4.(Điều 7)
5 Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật  Không có yêu cầu giới hạn thời gian đối với NĐT. Các biện pháp bảo đảm đầu tư, mà NĐT được hưởng trong trường hợp mức ưu đãi do luật mới ban hành thấp hơn ưu đãi NĐT đang được hưởng thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi cũ như:a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;

b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

NĐT phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm luật mới có hiệu lực

(Điều 13)

6 Đối tượng ưu đãi đầu tư Thuộc các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi theo quy định(Điều 27,28 LĐT 2005) Cụ thể hóa các ngành nghề ưu đãi đầu tư theo k1 Điều 16.Theo địa bàn ưu đãi đầu tư.

Ngoài ra bổ sung thêm đối tượng:

c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;

d) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

(Điều 15)

7 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.(Điều 41 NĐ 108/2006)

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Tách biệt GCNĐT và GCNĐKKD.

NĐT nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

8 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần Không quy định cụ thể, chi tiết(Điều 25 LĐT 2005; Điều 10 NĐ 108/2006) Quy định cụ thể về hình thức, điều kiện, thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần.(Điều 24, 25, 26)
9 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC Ko có quy định về nội dung hợp đồng BCC(Điều 23 LĐT 2005; Điều 10 NĐ 108/2006)

Quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC và hồ sơ thành lập, chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành(Điều 29; 49,50)

10 Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Chỉ quy định dự án do Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương(Điều 37 NĐ 108/2006) Thẩm quyền quyết định dự án của Quốc hội, thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh(Điều 30,31, 32)
11 Trường hợp không cấp GCNĐT Chỉ dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới 15 tỷ + không thuộc Danh mục đầu tư có điều kiện(Điều 45 LĐT 2005)

Tất cả  dự án đầu tư của nhà đầu tư Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không đáp ứng điều kiện:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

(Điều 36)

12 Thẩm quyền cấp, điều chỉnh,thu hồi GCNĐT Ủy ban nhân dân cấp tỉnhBan quản lý KCN, KCX

(Điều 38,39 NĐ 108/2006)

Sở KHĐTBan quản lý KCN, KCX

(Điều 38)

Đối với dự án ở trong + ngoài KCN, KCX; Dự án trên địa bàn nhiều tỉnh, TP thì thẩm quyền thuộc Sở KHĐT

13 Thu hồi GCNĐT Chỉ bị thu hồi trong trường hợp: Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng(Điều 64 LĐT 2005) Bổ sung các trường hợp thu hồi bao gồm:a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

d) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

đ) Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;

e) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

g) Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

h) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

(Điều 41)

14 Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư Chưa quy định về ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.

1. Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.2. Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể.

3. Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả

(Điều 42)

15 Thời hạn hoạt động dự án đầu tư Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.(Điều 52)

1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.

(Điều 43)

16 Chuyển nhượng dự án đầu tư Được chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế chuyển nhượng(Điều 66 NĐ 108/2006) Không được chuyển nhượng trong trường hợp chấm dứt hoạt động(Điều 45)
17 Giãn tiến độ đầu tư Không quy định tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư(Điều 67 NĐ 108/2006) Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 thángQuy định cụ thể hơn về nội dung đề xuất giãn tiến độ

(Điều 46)

18 Tạm ngừng, ngừng hoạt động dự án đầu tư Nhà đầu tư khi tạm ngừng thì phải thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng.(Điều 67 NĐ 108/2006) Không giới hạn thời gian gửi văn bản thông báo.

Quy định thêm các trường hợp cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định tạm ngừng dự án.

(Điều 47)

19 Hinh thức đầu tư ra nước ngoài Chưa quy định Quy định cụ thể các hình thức:a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

(Điều 52)

20 Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:1. Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

2. Dự án đầu tư không quy định tại khoản 1 Điều này có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

(Điều 9 NĐ 78/2006)

 

Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

(Điều 51)

21 Điều kiện cấp GCNĐT ra nước ngoài (Điều 4 NĐ 78/2006) Bổ sung thêm điều kiện:

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này.

Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(Điều 58)

22 Hồ sơ cấp GCNĐT ra nước ngoài (Điều 13 NĐ 78/2006) Bổ sung thêm giấy tờ sau:

Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm

(Điều 59)

23 Nội dung GNCĐT ra nước ngoài (Điều 12 NĐ 78/2006)

Bỏ nội dung: Tên quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận dự án đầu tư.

Bổ sung thêm nội dung về: Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

(Điều 60)

24 Hồ sơ điều chỉnh GNCĐT ra nước ngoài (Điều 15 NĐ 78/2006)

 

Nhà đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

 

Bổ sung thêm giấy tờ: Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài

Không quy định số lượng bộ hồ sơ

25 Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai(Điều 29 NĐ 78/2006)

 

Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;

Bổ sung thêm trường hợp:

Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư.

(Điều 62)

26 Sử dụng lợi nhuậ để đầu tư ở nước ngoài

1. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Nghị định này.2. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài thì phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án khác đó theo quy định của Nghị định này.

(Điều 18 NĐ 78/2006)

1. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.2. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

(Điều 66)

» Tư vấn Đầu tư vào Việt Nam