Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đang chuẩn bị đi vào hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016, cùng với đó là Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã có hiệu lực thì thẩm quyền xét xử của các cấp Tòa án đang là một vấn đề tương đối dễ nhầm lẫn.
Đây là sơ đồ tóm tắt thẩm quyền của 4 cấp Tòa hiện nay gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện:
Tòa án nhân dân cấp huyện là cấp Tòa thấp nhất trong hệ thống Tòa án Việt Nam phân theo lãnh thổ. Tòa án nhân cấp huyện có thẩm quyền chính là xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự (Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), đồng thời giải quyết các việc dân sự (khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015).
Tòa án nhân dân cấp tỉnh (tên gọi đầy đủ là Tòa án nhân cấp tỉnh, thành phố thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền trong việc xét sử sơ thẩm đối với các vụ việc dân sự quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015). Đối với các bản án, quyết định của Tòa cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật thì Tòa mà bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp tỉnh sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm đối với những bản án, quyết định này.
Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp Tòa mới được bổ sung tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực vào ngày 1/6/2015. Hiện nay, cả nước có 3 Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi Tòa cấp cao như vậy quản lý một khu vực tương ứng theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp cao sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu lực do Tòa cấp tỉnh ra theo thủ tục sơ thẩm mà bị kháng cáo, kháng nghị. Bên cạnh đó, Tòa cấp cao còn có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định của Tòa cấp tỉnh và Tòa cấp huyện. (Tòa cấp cao quản lý khu vực nào thì sẽ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm hoặc thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định tại của Tòa cấp tỉnh hoặc Tòa cấp huyện trong khu vực đó)
Tòa án nhân dân tối cao là Tòa án cấp cao nhất trong hệ thống Tòa án Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao sẽ không có thẩm quyền xét xử mà chỉ thực hiện quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với những bản án, quyết định của tất cả các Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật và bị kháng nghị (bao gồm Tòa cấp cao, Tòa cấp tỉnh và tòa cấp huyện).