Quyền nhân thân theo bộ luật dân sự

Tại Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 thì quyền nhân thân được quy định là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vậy sau đây cùng tìm hiểu xem quyền nhân thân được pháp luật quy định cụ thể như thế nào

– Thứ nhất, về quyền dân sự:
Quyền dân sự là quyền công dân trong lĩnh vực dân sự. Các chủ thể có năng lực pháp luật khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau.

Quyền dân sự là cách xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể nhất định được hưởng. Cách xử sự này có thể được thể hiện ở những nội dung:

Chủ thể được thực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn quyền do pháp luật quy định. Chủ thể có thể thực hiện quyền này một cách trực tiếp (chủ sở hữu thực hiện hành vi chiếm dụng, sử dụng, định đoạt tài sản), có thể thực hiện một cách gián tiếp (ủy quyền cho người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản…).

Chủ thể không thực hiện những hành vi nhất định: khi pháp luật cho phép chủ thể được hưởng quyền dân sự thì đồng nghĩa với việc hưởng quyền, chủ thể có quyền không thực hiện quyền này.

Chủ thể được yêu cầu chủ thể khác phải thực hiện hành vi, không thực hiện hành vi nhất định vì lợi ích của mình hoặc của chủ thể khác.

Quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi quyền lợi bị tranh chấp, xâm phạm.

– Thứ hai, về quyền nhân thân:
Có thể định nghĩa về quyền nhân thân như sau: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho ngưới khác trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Ngoài những đặc điểm chung về quyền dân sự thì quyền nhân thân có một số tính chất như sau:

+ Chỉ gắn với cá nhân.

+ Mọi cá nhân có sự bình đẳng về quyền nhân thân:
Mọi người sinh ra đều có quyền nhân thân, không phân biệt tôn giáo, giới tính, thành phần giai cấp…

+ Không thể chuyển giao:
Quyền nhân thân do bản chất là gắn liền với cá nhân: sự tồn tại của chủ thể cũng chính là lý do tồn tại, quyết định giá trị xã hội của quyền đồng thời là điều kiện để giá trị được bảo tồn. Chủ thể không chuyển giao được quyền nhân thân của mình cho chủ thể khác trong lúc còn sống, bởi sự hiện hữu của chủ thể khác không lý giải được sự tồn tại của quyền nhân thân: tên tuổi, hình ảnh, danh dự của anh A không thể gắn liền với anh B.

+ Phi tài sản:
Quyền nhân thân không thể bị kê biên, bị đem bán. Đây là hệ quả của tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân. Tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản phải là đối tượng của giao dịch dân sự, trị giá được bằng tiền, trao đổi được. Nhưng quyền nhân thân lại không thể chuyển giao được nên không phải là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản.

+ Không mất đi do thời hiệu:
Quyền nhân thân luôn tồn tại ngay cả khi không sử dụng trong thời gian dài, nó khẳng định vị trí, sự tồn tại của chủ thể.

» Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo