Quy trình đền bù bảo hiểm xe ô tô?

Khi mua ô tô thường lựa chọn tham gia một gói bảo hiểm xe ô tô tự nguyện ngoài gói bảo hiểm ô tô bắt buộc. Nhưng khi gặp sự cố, tai nạn liên quan đến phương tiện thì thủ tục thanh toán bảo hiểm ô tô bạn cần phải nắm được quy trình bồi thường bảo hiểm xe cơ giới để có thể nhận được đền bù bảo hiểm ô tô nhanh từ công ty bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình.

Tư vấn quy trình đền bù bảo hiểm xe ô tô?

1. Thông báo ngay cho công ty bảo hiểm khi xảy ra tai nạn, xảy ra sự cố.
Khi xảy ra tai nạn, sự cố thì bạn cần nhanh chóng thông báo cho công ty bảo hiểm ô tô mà bạn tham bằng cách gọi điện thoại, khai báo đầy đủ các thông tin như:
Họ tên, số điện thoại của người thông báo, biển số xe, thời gian, địa điểm và diễn biến xảy ra tai nạn, sự cố.
Số điện thoại cần liên hệ thường được in trên Giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô. Bởi theo quy định bảo hiểm vật chất xe ô tô thì các công ty có thể bị phạt chế tài trong quá trình thực hiện bảo hiểm, mức chế tài thường nằm trong khoảng 10 – 50% tổng chi phí sửa chữa, thậm chí có trường hợp công ty bảo hiểm còn từ chối bồi thường nếu bạn không thông báo cho công ty bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.

Một trong những nguyên tắc để được hưởng bồi thường bảo hiểm ô tô nhanh chóng là bạn cần phải giữ nguyên hiện trạng vụ tai nạn và chụp hình hiện trường. Bởi chính việc này sẽ giúp bạn đảm bảo chính xác những chi tiết trong sự cố tai nạn này, giúp bảo vệ bạn không bị từ chối một phần theo nguyên tắc bảo hiểm.

2. Giám định bồi thường bảo hiểm

– Trường hợp xe tham gia bảo hiểm không va chạm với người thứ ba
Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, trong trường hợp này, việc giám định bồi thường bảo hiểm phải có sự có mặt của đại diện ủy quyền giám định của công ty bảo hiểm và chủ xe/ lái xe/ người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

Dựa vào ước tính tổn thất, mà công ty bảo hiểm sẽ xem xét có báo cáo chính quyền, công an địa phương cùng tham gia vào việc xác minh hiện trường hay không:
+ Tổn thất vật chất xe ước tính dưới 5 triệu đồng hoặc nguyên nhân tổn thất do vật cứng bên ngoài tắc động gây hư hỏng kính/ đèn/ gương:
chỉ cần chờ bên công ty bảo hiểm theo dõi và đưa ra kết quả bồi thường.
+ Tổn thất vật chất xe ước tính từ 5 – 10 triệu đồng:
Không cần thiết có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/ chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, nhưng giám định viên của công ty bảo hiểm phải giám định xác minh hiện trường.
+ Tổn thất vật chất xe ước tính trên 10 triệu đồng:
Phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/ chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, giám định viên phải giám định xác minh hiện trường.

– Trường hợp xe tham gia bảo hiểm va chạm với người thứ ba
Với trường hợp này, chủ xe cần phải phối hợp và có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/ chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.

Các giá trị tổn thất được phân loại thành:
+ Tổn thất vật chất ước tính từ dưới 20 triệu đồng:
Phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/ chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, giám định viên phải giám định xác minh hiện trường.
+ Tổn thất vật chất ước tính trên 20 triệu đồng:
Phải có hồ sơ của cảnh sát giao thông, giám định viên phải giám định xác minh hiện trường.
Xem ngay: Hồ sơ yêu cầu bồi thường đối với bảo hiểm ô tô MIC

3. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
Để yêu cầu công ty bảo hiểm đền bù bảo hiểm ô tô, chủ xe phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ bồi thường bảo hiểm, cung cấp các chứng từ, tài liệu sau:
+ Giấy phép lái xe
+ Tờ khai tai nạn của chủ xe
+ Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe giới đường bộ
+ Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm:
Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn
+ Bản án hoặc quyết định của tòa án trong trường hợp có tranh chấp tại tòa án
+ Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba
+ Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn (chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo…)

4. Phương án bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Sau khi giám định tổn thất của xe thì công ty bảo hiểm sẽ tiến hành lựa chọn phương án bồi thường bảo hiểm vật chất xe ô tô sao cho hợp lý

– Đối với trường hợp khắc phục sửa chữa
+ Nếu bạn mua điều khoản lựa chọn cơ sở sửa chữa:
Chi phí sửa chữa sẽ căn cứ trên bảng giá của hãng nếu sửa chữa chính hãng. Còn nếu bạn sửa chữa không phải đơn vị chính hãng thì sẽ phải thỏa thuận thống nhất theo giá thị trường trước khi sửa.
+ Nếu không mua điều khoản lựa chọn cơ sở sửa chữa:
Thì công ty bảo hiểm sẽ chỉ định đơn vị sửa chữa, nếu bạn không đồng ý thì phần chi phí tăng thêm sẽ do chính bạn tự chịu trách nhiệm thanh toán.

– Đối với trường hợp bồi thường bằng tiền
Trường hợp này áp dụng với những bộ phận tài sản dễ đánh giá thiệt hại, nhưng trên thị trường không có để thay thế.
Chủ xe bị tai nạn ở khu vực không có xưởng dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiến độ thay thế trong khi cần phải giải quyết tổn thất ngay

5. Mức bồi thường bảo hiểm xe ô tô

– Trường hợp tổn thất bộ phận
Đối với trường hợp này, khi giải quyết bồi thường bảo hiểm ô tô, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường bảo hiểm đối với tổn thất bộ phận bằng tỉ lệ giá trị tổng thành xe.

Mức bồi thường bảo hiểm ô tô hiện nay là bao nhiêu
Ví dụ: Chủ xe A có chiếc xe có giá trị thực tế là 500 triệu đồng. Chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa bao gồm: thân vỏ – 115 triệu đồng, động cơ – 95 triệu đồng

Theo bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe công ty bảo hiểm quy định: tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 55%, tỷ lệ tổng thành động cơ 16%. Vậy số tiền tối đa công ty bảo hiểm đền bù bảo hiểm ô tô cho chủ xe là:
Thân vỏ: 500 x 55% = 275 triệu đồng, lớn hơn 125 triệu đồng.
Vậy nên đền bù bảo hiểm phần thân vỏ là 125 triệu đồng.
Động cơ: 500 x 16% = 80 triệu đồng, nhỏ hơn 95 triệu đồng.
Vậy nên đền bù bảo hiểm phần động cơ là 80 triệu đồng.

– Trường hợp tổn thất toàn bộ
Khi bị mất cắp, mất tích hoặc bị thiệt hại nặng đến mức không thể phục, đảm bảo an toàn khi tham gia lưu hành hồi thì xe sẽ được coi là tổn thất toàn bộ; hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Khi đó, số tiền bồi thường lớn nhất bằng số tiền bảo hiềm trừ phần khấu hao thời gian sử dụng xe, hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.
Nhưng thực tế các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định so với giá trị thực tế của xe thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe.

Ví dụ: Chủ xe A có chiếc tham gia bảo hiểm toàn với với số tiền 500 triệu đồng bằng với giá trị thực tế của xe tại công ty bảo hiểm B. Theo quy định của công ty này, xe chỉ được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế của xe tính theo bảng tỷ lệ cấu thành xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa bao gồm:
Thân vỏ – thiệt hại 100% – chi phí sửa chữa mất 320 triệu đồng
Động cơ – thiệt hại 100% – chi phí sửa chữa mất 90 triệu đồng
Hộp số – thiệt hại 100% – chi phí sửa chữa mất 28 triệu đồng
Tổng thiệt hại: 438 triệu đồng (thiệt hại 87,6% giá trị thực tế)
Giá trị thiệt hại như trên lớn hơn 80% giá trị thực tế của xe. Nhưng căn cứ vào bảng tỷ lệ tổng thành giá trị thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm.

Thân vỏ: 55% x 100% = 55%
Động cơ: 16% x 100% = 16%
Hộp số: 7% x 100% = 7%
Tổng cộng: 78%
Như vậy trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải quyết bồi thường theo tổn thất bộ phận.

– Bảo hiểm trùng
Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô với một hay nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Theo nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm chỉ đúng bằng thiệt hại thực tế. Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường của mình theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng của những số tiền bảo hiểm ghi trong tất cả hợp đồng bảo hiểm.

» tư vấn tội vi phạm giao thông

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo