Quy định tách thửa đất theo bản án, quyết định của tòa án. Sau khi giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tòa án xét xử, thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự hoặc bản án giải quyết tranh chấp đất đai trong đó thể hiện tách thửa đất cho nguyên đơn và bị đơn. Vậy quy định về tách thửa đất theo bản án, quyết định của tòa án như thế nào?
Mục lục bài viết
Hiện nay, căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tách thửa cần những điều kiện sau:
– Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.
– Có Giấy chứng nhận.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Pháp luật không đưa ra quy định cụ thể về điều kiện tách thửa cho quyết định của Tòa án. Điều kiện để Tòa án phân chia tài sản là phụ thuộc từng nội dung vụ việc được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau.
Hơn nữa hiện nay trong Luật Đất đai thì có quy định về điều kiện tách thửa được giao cho cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó thì Điều 75a Nghị định 148/2020/NĐ-CP có đề cập Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch và tình hình thực tế địa phương để quy định điều kiện tách thửa. Do đó mỗi địa phương sẽ có những điều kiện tách thửa khác nhau.
Đơn đề nghị tách thửa theo bản án quyết định của tòa án sử dụng mẫu đơn số 11/ĐK được quy định tại Thông tư 24/2014.TT-BTNMT.
Download – tải: Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất mẫu số 11/ĐK
Theo đó, nội dung của mẫu đơn như sau:
Mẫu số 11/ĐK (Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính) | |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT Kính gửi: ……………………………………………… | PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển ….. Ngày …../…../…….. |
I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)
1. Người sử dụng đất:
1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………..
1.2. Địa chỉ ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:
2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:
a) Thửa đất số: …………………………………..; b) Tờ bản đồ số: …………………………..;
c) Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………………………….
d) Số phát hành Giấy chứng nhận: …………………………………………………………..
Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: ……………………..; ngày cấp …/…/…….
đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: … m2; Thửa thứ hai: … m2;
2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:
Thửa đất số | Tờ bản đồ số | Địa chỉ thửa đất | Số phát hành Giấy chứng nhận | Số vào sổ cấp giấy chứng nhận |
3. Lý do tách, hợp thửa đất:
…………………………………………………………………………
4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:
– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;
– Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có): ………………………..…………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.
…………., ngày …. tháng … năm …… Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Ngày …… tháng …… năm …… | Ngày …… tháng …… năm …… |
Hướng dẫn viết đơn:
– Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;
– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.
Theo như quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Điều 3 của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP và Điều 9 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì trình tự thủ tục tách thửa theo quyết định của Tòa án.
Sau khi đáp ứng đủ điều kiện tách thửa theo bản án quyết định của tòa án và được giao đất, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện quy trình, thủ tục đúng quy định của pháp luật như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khi đăng ký cấp sổ đỏ theo bản án của tòa
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản án của tòa bao gồm:
+ Đơn đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Bản án, quyết định của tòa án nhân dân về việc cá nhân, hộ gia đình được quyền sử dụng thửa đất;
+ Sổ hộ khẩu của gia đình, chứng minh nhân dân (căn cước công dân) của cá nhân;
+ Các giấy tờ chứng minh việc đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Bộ phận một cửa tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện
Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, cơ quan chức năng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, hộ gia đình để thực hiện chỉnh sửa, bổ sung theo quy định.
Bước 3: Cơ quan chức năng kiểm tra hồ sơ xin cấp sổ đỏ theo bản án của tòa
Bước 4: Người đăng ký cấp sổ đỏ theo bản án của tòa thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bước 5: Cơ quan chức năng trả sổ đỏ.
Nếu chỉ tách thửa thì người dân chỉ phải trả phí đo đạc và lệ phí làm bìa mới (nếu có).
Tuy nhiên, việc tách thửa thường được thực hiện khi chuyển nhượng, tặng cho một phần diện tích đất hoặc chia đất giữa các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất (đất được cấp cho “hộ gia đình” và giờ các thành viên tách thửa) nên chi phí phải nộp có thể bao gồm cả lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.
» Những trường hợp nào được cấp Sổ đỏ
Tình huống về việc tách thửa, hợp thửa đất:
Câu hỏi: Tôi đã được tòa án xét xử và ra bản án phân chia đất thừa kế theo phần, tôi được tòa án phân chia cho một thửa đất, nhưng khi đi tách thửa để có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì người cầm sổ đỏ không đưa sổ cho tôi, nên tôi không tách được. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải làm thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Trường hợp hồ sơ xin tách thửa của bạn mà người cầm sổ đỏ của bạn cố tình không đưa sổ đỏ gốc, thì bạn vẫn cần nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giải quyết.
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo