Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào.

Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
Về hình thức của ủy quyền, theo khoản 2, Điều 142 của Bộ Luật Dân sự thì Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Như vậy, theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì có thể có nhiều hình thức ủy quyền khác nhau. Chính vì vậy, trong đời sống thường ngày, ngoài việc ủy quyền bằng văn bản, nhiều quan hệ ủy quyền được xác lập chỉ bằng lời nói hoặc những hành vi cụ thể. Khi việc ủy quyền được lập thành văn bản thì cũng có nhiều hình thức văn bản khác nhau: hợp đồng ủy quyền, Giấy ủy quyền, Biên bản ủy quyền

Thứ nhất: Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền được coi là một hình thức ủy quyền theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam, mà tùy theo hoàn cảnh, có thể là bắt buộc phải có để người được ủy quyền có đủ thẩm quyền đại diện cho người ủy quyền. Đa số các trường hợp được ủy quyền bằng giấy ủy quyền đều đòi hỏi phải được công chứng, chứng thực hoặc có con dấu của pháp nhân (nếu là ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Trong trường hợp đó là giao dịch dân sự thì đây còn là căn cứ để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam.

Ngược lại, người ủy quyền có thể thừa nhận hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của người được ủy quyền sau khi hành vi đó đã xảy ra. Trong trường hợp này, hành vi đó được coi là phù hợp với phạm vi ủy quyền mà không cần sửa đổi bổ sung giấy ủy quyền, tuy nhiên, nó sẽ không còn được coi là căn cứ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và người ủy quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hành vi mà mình đã thừa nhận đó

Thứ hai: Điều 581 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyềnbên nhận ủy quyền; đối với Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương). Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

Như vậy về bản chất thì hai hình thức ủy quyền này tương tự nhau tuy nhiên xuất phát từ ý chí tham gia của các chủ thể mà quyền và nghĩa vụ phát sinh sẽ có sự khác nhau từ hai hình thức này.

» Tư vấn soạn thảo hợp đồng

» Mẫu giấy ủy quyền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo