Categories: Tư vấn Ly hôn

Ông bà có được giành quyền nuôi cháu không?

Ông bà có được giành quyền nuôi cháu không? Thưa luật sư, Em đang ở nước ngoài, Chồng em đang làm đơn ly hôn với em, làm cách nào em có thể dành quyền nuôi con để cho ông bà ngoại nuôi. Vậy, quyền và nghĩa vụ của ông bà trong trường hợp này như thế nào?

Ông bà có được giành quyền nuôi cháu không?

» Luật sư tranh tụng vụ án ly hôn tại Tòa án

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

2. Nội dung tư vấn:

Điều 104 về Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: 

“1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.”

Điều 81 về người trực tiếp nuôi con của Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Căn cứ theo quy định trên, thì chỉ có cha, mẹ mới là người trực tiếp nuôi con, nếu như không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thì anh, chị, em ruột có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng nhau. Trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không đủ điều kiện mà không có anh, chị, em có đủ điều kiện thì ông bà nội, ông bà ngoại có trách nhiệm có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Như vậy, quyền trực tiếp nuôi dưỡng của ông bà chỉ đặt ra khi trẻ em chưa thành niên không có cha, mẹ, anh, chị, em ruột có đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp thông thường, ông bà chỉ có quyền chăm sóc, trông nom, giáo dục cháu, chứ không có quyền tranh chấp quyền nuôi dưỡng trực tiếp với cha, mẹ.

» Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn

» Chi phí thuê Luật sư giải quyết Ly hôn là bao nhiêu?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô…

Hướng dẫn tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới theo hướng…

Nghị định số 121/2025/NĐ-CP về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nghị định số 121/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong…

Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị…

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo