Người bị tạm giam quá lâu thì phải làm thế nào?

Người bị tạm giam quá lâu thì phải làm thế nào? Khi một người phạm tội và bị tạm giam mà vượt quá thời hạn quy định thì nên giải quyết như thế nào vừa đảm bảo đúng pháp luật vừa bảo vệ lợi ích của bị can. 

Người bị tạm giam quá lâu thì phải làm thế nào?

1. Tư vấn về thời hạn tạm giam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thời hạn tạm giam để điều tra được quy định như sau: Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Căn cứ quy định tại Điều 277, 278 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử là: Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án

Các trường hợp gia hạn thời hạn tạm giam được quy định về thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại khoản 2 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình huống loại tội phạm và mức độ phạm tội mà có thể gia hạn thêm các lần tạm giam hoặc áp dụng thêm biện pháp ngăn chặn khác theo quy định pháp luật. 

2. Khiếu nại về vi phạm thời hạn tạm giam

Vì thời hạn tạm giam theo quy định pháp luật là có giới hạn nếu cơ quan nhà nước đã áp dụng hết thời hạn tạm giam mà vẫn không xác định được tội phạm hoặc không đủ chứng cứ chứng minh tôi phạm thì theo quy định pháp luật phải tiến hành thả người. Hoặc trong trường hợp chưa hết thời hạn tạm giam mà xét thấy không cần thiết tạm giam thì có thể tiến hành trả tự do cho người bị tạm giam.

Nếu hết thời hạn tạm giam và không có quyết định gia hạn thời hạn tạm giam thì cơ quan thực hiện tạm giam phải tiến hành trả tự do cho người bị tạm giam, nếu không sẽ trở thành hành vi giam giữ người trái pháp luật. Do hành vi tạm giam quá thời hạn là vi phạm pháp luật nên người bị xâm phạm về lợi ích có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 người cho rằng bị xâm phạm lợi ích có quyền khiếu nại trực tiếp đến người ra quyết định tạm giam hoặc cơ quan ra quyết định tạm giam.

3. Hướng giải quyết khi không được giải quyết khiếu nại

3.1. Thực hiện biện pháp khiếu nại lần hai

Căn cứ quy định tại Điều 7, 33, 36 Luật Khiếu nại 2011.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, bao gồm:

  • Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
  • Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
  • Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
  • Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
  • Quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

3.2. Khởi kiện ra Tòa án về vụ án hành chính

Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc không đồng ý với ý kiến giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện ra Tòa án về vụ án hành chính. Trong trường hợp này là khởi kiện quyết định hành chính, trong đó vi phạm đã xâm phạm quyền tự do của người bị tạm giam. 

» Mẫu đơn khiếu nại trong tố tụng hình sự

» Thời hạn tạm giữ đã hết phải làm gì?

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo