Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu? Trường hợp hai vợ chồng không thoả thuận được mức cấp dưỡng thì toà án sẽ tính như thế nào? Vợ chồng tôi lấy nhau được 3 năm và có với nhau 1 con gái. Hiện nay con tôi đã được 26 tháng tuổi thì chồng tôi viết đơn ly hôn. Anh ta nộp đơn lên tòa, toà án đã hòa giải nhưng không thành và đang định ngày xét xử. Tuy nhiên sau khi nộp đơn tôi mới biết chồng tôi chỉ đồng ý chu cấp tiền nuôi con cho tôi là 2,5 triệu/1 tháng, tôi nuôi con trong khi tiền lương của anh ta tôi biết là đến 10 triệu/1 tháng. Tôi có yêu cầu anh ta chu cấp con số tiền là 3,5 triệu/1 tháng, vì còn nhỏ phải tiêu tốn rất nhiêu tiền nhưng anh ta không đồng ý. Và nếu như không được số tiền trên thì số tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn tối đa mà tôi có thể nhận được là bao nhiêu ạ. Nhờ luật sư tư vấn giúp!
Mục lục bài viết
– Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
– Khi vợ chồng đã đồng ý giao con cho vợ hoặc chồng nuôi, vì vậy người còn lại có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con, quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đinh 2014 như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu hiện nay hay mức cấp dưỡng tối đa là bao nhiêu mà pháp luật cụ thể là chỉ quy định chung tại Điều 116 như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, việc bạn yêu cầu chồng/ vợ bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về mức cấp dưỡng là 4 triệu đồng/ tháng cho cháu thì bạn phải đưa ra được các căn cứ chứng minh rằng số tiền trên là số tiền vừa đủ để đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu để nuôi con: Như tiền dùng để cho con học hành, tiền ăn, và tiền sinh hoạt phí cần thiết khác để có thể nuôi con một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần chứng minh rằng khả năng tài chính của người cấp đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng này một cách thường xuyên.
Như bạn nói rằng chồng bạn lương 10 triệu đồng/tháng nhưng còn tiền dùng để chi tiêu cho các khoản sinh hoạt phí cần thiết của chồng bạn nữa. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, Tòa án vẫn cho phép ly hôn nhưng sẽ cân đối để quyết định về mức cấp dưỡng phù hợp với quyền và lợi ích của các bên trên thực tế. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Tư vấn, câu hỏi của bạn được quy định tại khoản 2, phần III của Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, như sau:
“Toà án phải xem xét đến khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người phải đóng góp phí tổn cũng như khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người nuôi dưỡng con. Trong đó mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con tối thiểu không dưới 1/2 (một phần hai) mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con”.
Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
» Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020
» Luật sư tranh tụng vụ án ly hôn tại Tòa án
Tư vấn mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo