Một thửa đất cấp 2 sổ đỏ thì phải làm sao? đây là trường hợp thực tế. Đặc biệt là tại các tiệm cầm đồ có dịch vụ cầm sổ đỏ; ta thấy rất nhiều tình trạng cùng một sổ đỏ nhưng lại cầm ở nhiều nơi khác nhau; hay cùng một sổ đỏ lại bán cho nhiều người khác nhau; khiến cho các nạn nhân bị lừa gạt phải điêu đứng.
Mục lục bài viết
Một thửa đất cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm sao?
Theo Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai Nghị định 148/2020/NĐ-CP
1. Nguyên tắc về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã; phường, thị trấn; mà có yêu cầu; thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất; nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất; người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu; thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính; và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp quyền sử dụng đất; hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng; thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất; hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng; mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ; hoặc chồng; thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ; và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai; hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất; không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề; thì khi cấp; hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất; và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất; thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có); được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai
2. Một thửa đất có 2 giấy chứng nhận thì phải làm sao?
Một thửa đất có 2 giấy chứng nhận thì tuỳ vào mỗi trường hợp sẽ có ý nghĩa và cách giải quyết khác nhau:
2.1. Trường hợp 1: Sổ đỏ hợp pháp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì:
“2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất; nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất; người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu; thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Cho nên nếu rơi vào trường hợp có 02 người chung quyền sử dụng đất; chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất; người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận. Khi đó việc một thửa đất có 2 giấy chứng nhận là hoàn toàn hợp pháp.
2.2. Trường hợp 2: Một thửa đất có 2 sổ đỏ là sai pháp luật
Về nguyên tắc; thì sổ đỏ chỉ được cấp cho 1 người hoặc trường hợp đặc biệt có chung quyền sở hữu sẽ được cấp cho nhiều người. Nếu bạn không thuộc trường hợp chung quyền sở hữu, thì việc một thửa đất có 2 sổ đỏ là một việc không đúng về mặt pháp luật. Khi đó bạn phải ý kiến việc có sự trùng hợp trên đến phía cơ quan có thẩm quyền. Khi đó sẽ có 02 cách giải quyết sau:
Thứ nhất: Thu hồi sổ đỏ cấp không đúng quy định pháp luật.
Theo quy định tại điểm c khoản 26 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP thì:
c) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật Đất đai; và Điều 37 của Nghị định này phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai; thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định;
Thứ hai: Khởi kiện ra toà theo thủ tục hành chính để yêu cầu Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền phải thực hiện việc huỷ sổ đỏ được cấp sai.
Trên cơ sở quyết định; hoặc bản án có hiệu lực của Toà án; thì Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi sổ đỏ đã cấp sai với quy định của pháp luật.