Mẫu đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản. Khi cần định giá tài sản thì người yêu cầu cần viết đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo quy định của Tòa án tối cao, mẫu đơn có hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu định giá tài sản.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP Danh mục 93 biểu mẫu dùng trong tố dụng dân sự. Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2017.
Mẫu đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản
Mẫu số 07-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
Download: Mẫu đơn yêu cầu Tòa án định giá tài sản (có hướng dẫn ghi đơn)
Nội dung Mẫu đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản theo quy định mới nhất của Tòa án tối cao:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………..,ngày….. tháng …… năm20..…
ĐƠN YÊU CẦU
TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Kính gửi: Tòa án nhân dân(1) ………………………………………
Họ tên người yêu cầu:
1)(2)…………………………………địa chỉ (3)………………………………
Là: (4)……………………………trong vụ việc(5)…………………………
……………………………………………………………………………………..
2)…………………………………địa chỉ……………………………………..
Là…………………………………trong vụ việc…………………………..
…………………………………………………………………………(nếu có)
Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)
……………………………………………………………………………… …………………………………….………………………………………
NGƯỜI YÊU CẦU (7)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-DS:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án đang giải quyết vụ việc.
(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.
(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu; nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
» Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự
Dịch vụ tư vấn, soạn đơn, đại diện tham gia vụ án dân sự: