Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng xây dựng. Công trình xây dựng luôn có giá trị lớn, việc thi công các công trình xây dựng đã được pháp luật quy định về hợp đồng xây dựng để các bên thường ký kết với nhau. Tuy vậy, thực tế tranh chấp hợp đồng xây dựng thường xẩy ra tranh chấp, gây ra rắc rối cho các bên giao kết hợp đồng. Vậy, khi xẩy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng, thì cần phải làm gì? 

Luật sư tư vấn giải quyết về tranh chấp hợp đồng xây dựng

1. Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Xây dựng 2014;

Luật Thương mại 2005;

Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng;

Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng.

2. Hợp đồng xây dựng là gì? 

Hợp đồng xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014:

Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Đương nhiên sự thỏa thuận này dựa trên nguyên tắc của giao dịch dân sự, các bên tự nguyện, thiện chí và tự do trong giao kết hợp đồng.

3. Các loại hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật Xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi Nghị định 37/2015/NĐ-CP và Nghị định 50/2021/NĐ-CP, hợp đồng xây dựng có thể chia thành các loại sau: 

Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng;
  • Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
  • Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công;
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
  • Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay….

Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:

  • Hợp đồng trọn gói;
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
  • Hợp đồng theo thời gian;
  • Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
  • Hợp đồng theo giá kết hợp;
  • Hợp đồng xây dựng khác.

4. Các tranh chấp xây dụng phổ biến

Trong hoạt động thi công xây dựng rất dễ xảy ra tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng xây dựng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Một số tranh chấp phổ biến phát sinh từ hoạt động xây dựng có thể kể đến như:

  • Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng;
  • Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình;
  • Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng;
  • Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng.

5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp luôn là điều mà các bên cần phải lưu ý. Bởi lẽ, dù giải quyết tranh chấp bằng phương thức nào cũng phải phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về lĩnh vực đó. Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng nói riêng hay tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng nói chung đều được giải quyết theo nguyên tắc và trình tự sau:

  • Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
  • Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 có 4 hình thức cơ bản để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bao gồm: Thương lượng, Hòa giải, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Sau đây là chi tiết các phương thức và thủ tục giải quyết tương ứng.

6.1. Thương lượng

Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì các bên có thể tự do thỏa thuận về vấn dề tranh chấp và phương hướng giải quyết chung mà hai bên đều có lợi. Hơn nữa, thương lượng chỉ xảy ra trong nội bộ, không có sự tham gia của bên thứ ba. Do đó không cần lo lắng vấn đề bảo mật thông tin. Điều này cũng giúp các bên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí giải quyết. Tuy nhiên phương thức này chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng đồng thuận và có thiện chí, để thực hiện kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.

Để tiến hành thương lượng, hai bên chỉ cần liên hệ dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi, thỏa thuận, thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng.

6.2. Hoà giải

Tương tự như thương lượng, trong phương thức hòa giải các bên tự do thỏa thuận với nhau và có thể thực hiện thông qua một bên thứ ba (hòa giải viên) để đi đến thống nhất cuối cùng. Bên thứ ba có thể giúp đỡ, làm cán cân pháp lý để giúp đôi bên trong quan hệ tranh chấp tìm được tiếng nói chung. Đồng thời chi phí cho hoà giải cũng không quá cao như những phương thức khác. Tuy nhiên hoà giải cũng như thương lượng đều có cùng một nhược điểm, đó là phụ thuộc vào tính tự nguyện các bên.

Trình tự, thủ tục hòa giải được quy định tại chương III Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Theo đó, trình tự này được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Giao kết thỏa thuận hòa giải

Lưu ý: Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc

Bước 3: Phiên hòa giải

Bước 4: Kết quả

Trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật; trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.

6.3. Khởi kiện ra Trọng tài Thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại là đặc điểm điển hình trong lĩnh vực thương mại bởi do tính linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật. Để áp dụng phương thức giải quyết bằng trọng tài, các bên phải thỏa thuận trước về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Tùy theo mức độ phức tạp và những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn mà các bên có thể chọn loại trọng tài giải quyết. Kết quả của phương thức trọng tài là phán quyết trọng tài, phán quyết này mang tính chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị.

Quy trình thủ tục tố tụng trọng tài được quy định cụ thể tại Luật trọng tài thương mại 2010. Theo đó, quy trình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ

Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài

Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ

Bước 4: Phiên họp giải quyết tranh chấp

Bước 5: Ban hành phán quyết trọng tài

Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành và có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan.

6.4. Khởi kiện ra Toà án

Toà án là cơ quan thường được lựa chọn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong trường hợp thương lượng không có hiệu quả. Khi này, đương sự có thể nộp đơn khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền giải quyết, tiến hành nộp tạm ứng án phí. Toà án sau khi xem xét hồ sơ nếu đáp ứng được các điều kiện thì sẽ mở thủ tục để đưa ra xét xử. Toà án sẽ phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, đảm bảo xét xử giải quyết đúng với quy định pháp luật. Bản án quyết định của Toà sẽ được cưỡng chế để thi hành. Tuy nhiên quá trình giải quyết tại Toà án tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc.

Hiện nay, pháp luật quy định về thủ tục tố tụng tại tòa án chủ yếu được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản khác. Theo đó, quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

Bước 1: Khởi kiện

Bước 2: Thụ lý vụ án

Bước 3: Hòa giải và chuẩn bị xét xử

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Bước 5: Xét xử phúc thẩm

Bước 6: Giám đốc thẩm/tái thẩm

Tuy nhiên, để được thụ lý vụ án, người nộp đơn cần lưu ý đến thẩm quyền của tòa án bao gồm cấp Tòa án và Tòa án theo lãnh thổ. Thông thường, đa số tranh chấp hợp xây dựng do tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Còn nếu có yếu tố nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ, cụ thể:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

7. Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

  • Luật sư tiếp cận hồ sơ, đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng xây dựng
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Tư vấn lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp hòa giải, khởi kiện, trọng tài.
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Luật sư tham gia bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện.

» Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng xây dựng