Luật sư tư vấn tội vi phạm an toàn giao thông có đơn xin bãi nại của bị hại.
Xin hỏi Luật sư vi phạm điều khiển giao thông gây tai nạn có đơn xin bãi nại của bị hại có bị xử phạt, chịu trách nhiệm hình sự nữa không?
Luật sư tham gia bào chữa cho bị người bị buộc tội vi phạm giao thông đường bộ với lỗi vô ý, được gia đình bị hại có đơn xin bãi nại có mức án thường là nhẹ và đủ điều kiện theo quy định án treo.
Mục lục bài viết
Luật sư bào chữa, tư vấn tội vi phạm an toàn giao thông có đơn bãi nại của bị hại
» Luật sư bào chữa tội giao thông
1. Về quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Tội vi phạm an toàn giao thông quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng…”.
Theo quy định trên thì điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là một trong những hành vi bị cấm. Mức nông độ cồn tối đa được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng nông độ cồn vượt quá quy định mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như đã nêu ở trên.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, việc bạn khi gây tại nạn trong tình trạng say rượu là tình tiết định khung hình phạt quy định tại Điểm b Khoản 2 của Điều 260 nói trên.
Mặc dù người gây tai nạn là bạn đã bồi thường thiệt hại về vật chất nhưng theo quy định của pháp luật, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra.
2. Các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo
Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả…”
Theo như quy định trên thì việc bạn đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các Khoản a, b Điều luật trên, đặc biệt khi vụ án được đưa ra xét xử. Theo đó, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (lý do của việc giảm nhẹ được ghi rõ trong bản án).
Tóm lại, trong trường hợp này, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015. Việc bạn gặp gỡ gia đình bị nạn và đã thực hiện đầy đủ các chi phí cho họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối với bạn chỉ sẽ là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bạn.
3. Điều kiện về án treo
Án treo được quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.“
Như vậy, đối với vụ án giao thông bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, được gia đình nhà bị hại có đơn xin bãi nại, đáp ứng đủ điều kiện của Điều 65 BLHS nêu trên thì được tòa án xem xét cho hưởng án treo.
» Mẫu đơn xin bãi nại tai nạn giao thông
» Xe ô tô gây tai nạn giao thông có bị truy tố hình sự
Luật sư bào chữa tội vi phạm giao thông: