Lịch sử bảo đảm quyền bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Lịch sử bảo đảm quyền bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Vào ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL duy trì tổ chức luật sư cũ với một sơ điểm sửa đổi nghề luật sư được hoạt động trở lại. Đến cuối năm 1949, để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự, chính quyền cách mạng đã thiết lập chế độ bào chữa viên tạm thời thay thế vai trò của luật sư. 

  • Quyền bào chữa giai đoạn 1945-1992
  • Quyền bào chữa trong Hiến pháp 2013
  • Quyền bào chữa quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Lịch sử bảo đảm quyền bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

1. Giai đoạn 1945-1992

Việt Nam, nhận thức rõ quyền của người bị buộc tội hình sự cần phải được bảo đảm đầy đủ ngay từ khi Nhà nước dân chủ nhân dân và Tòa án của chế độ mới ra đời, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 46/SL về việc tổ chức các đoàn thể luật sư. Hiến pháp năm 1946 được thông qua, một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền bào chữa đã được ghi nhận: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư” (Điều thứ 67). Quyền bào chữa tiếp tục được quy định trong các Hiến pháp năm 1959,1980, 1992 và được Hiến pháp năm 2013 phát triển thêm theo tinh thần cải cách tư pháp.

2. Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, mở rộng hơn phạm vi người được bào chữa là người bị bắt: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” (khoản 4 Điều 31).

3. Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tại Điều 16 và xây dựng một chương mới (Chương V) về bào chữa, thể hiện bước chuyển căn bản trong nhận thức toàn diện và sâu sắc tinh thần Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Theo đó, người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

» Lịch sử nghề luật sư Việt Nam

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự