Lấy lời khai người làm chứng trong vụ án hình sự

Lấy lời khai người làm chứng trong vụ án hình sự. Người làm chứng và biên bản lấy lời khai người làn chứng góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án. Căn cứ vào tình tiết của vụ án và chiến thuật của Điều tra viên để lấy lời khai của người làm chứng và ghi biên bản lấy lời khai người làm chứng.

Lấy lời khai người làm chứng trong vụ án hình sự

1. Căn cứ pháp lý

Lấy lời khai người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại Điều 186 và điều Điều 187 biên bản ghi lời khai của người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

Điều 186. Lấy lời khai người làm chứng

  1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
  2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.

………………..

  1. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc… Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.

“ Điều 187. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

2. Địa điểm lấy lời khai người làm chứng

Địa điểm tiến hành lấy lời khai người làm chứng có thể là nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

Việc quy định địa điểm lấy lời khai có tính chất tùy nghi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Điều tra viên, cho người làm chứng trong việc lấy và cung cấp lời khai.

3. Nguyên tắc về lấy lời khai người làm chứng

Một vụ án có thể có nhiều người cùng chứng kiến sự việc. Không phải tất cả những người chứng kiến sự việc đều cần triệu tập đến lấy lời khai.

Triệu tập người làm chứng căn cứ vào tình tiết của vụ án và chiến thuật của Điều tra viên. Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai bởi những người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến, lời khai của người làm chứng khác.

Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trong nhiều vụ án, người làm chứng có thể quen biết bị hại hoặc quen biết bị can. Do đó, điều luật quy định, trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chửng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng.

Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến động cơ khai báo của người làm chứng. Khi lấy lời khai, Điều tra viên phải chú ý tới những yếu tố khách quan và chủ quan kìm hãm hoặc thúc đẩy người làm chứng khai báo như tình trạng sức khỏe của người làm chứng khi chứng kiến sự việc phạm tội, khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết của người làm chứng vê đối tượng, người làm chứng có sợ bị trá thù hay không…

Khi lấy lời khai, Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

4. Kiểm sát viên lấy lời khai người làm chứng

Khoản 5 quy định về trường hợp Kiểm sát viên lấy lời khai người làm chứng. So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật mới quy định cụ thể hơn về những trường hợp Kiểm sát viên lấy lời khai người làm chứng.

Khi xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách Quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét can làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng.

5. Biên bn ghi lời khai người làm chứng.

Biên bản ghi lời khai người làm chứng cũng là nguồn chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, biên bản này phải được lập theo quy định chung về biên bản điều tra quy định tại điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Lời khai của người làm chứng có thể góp phần quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Việc lấy lời khai người làm chứng phải khách quan.

Điều luật đang bình luận quy định việc lấy lời khai người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với người làm chứng là khuyến khích, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, vào người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người làm chứng nên không có tính chất bắt buộc như đối với hỏi cung bị can.

» Mẫu biên bản lấy lời khai của người làm chứng

» Luật sư bào chữa vụ án hình sự