Kỹ năng của luật sư tham gia bảo vệ người bị hại

Kỹ năng của luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại. Khi người bị hại bị thiệt do hiểu biết pháp luật hạn chế có thể mời luật sư có kinh nghiệm như viết đơn yêu cầu khởi tố, luật sư đăng ký tham gia vào các giai đoạn tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại trong vụ án hình sự cho bị hại.

Kỹ năng của luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại

1. Luật sư đăng ký tham gia bảo vệ người bị hại

Sau khi khách hàng viết đơn mời luật sư, luật sư phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan đang thụ lý vụ án. Trong giai đoạn điều tra, luật sư phải làm thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại tại CQĐT đang thụ lý vụ án.

  • Thời điểm người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại được quy định tại Điều 7 46/2019/TT-BCA

“1. Thời điểm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tham gia tố tụng kể từ khi có Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.”

  • Thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại tại khoản a Điều 9 46/2019/TT-BCA

“a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;”

  • Thời gian đăng ký bảo vệ của luật sư

Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền), Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.

2. Luật sư tham gia các hoạt động điều tra để làm gì?

Luật sư tham gia các hoạt động điều tra để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, trong quá trình điều tra, CQĐT có thể triệu tập bị hại để thực hiện các hoạt động điều tra như lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói… BLTTHS quy định, khi triệu tập bị hại để thực hiện các hoạt động điều tra, ĐTV phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị hại phải ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của bị hai; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Tùy theo từng loại hoạt động điều tra, có thể được thực hiện tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó. Khi thực hiện các hoạt động điều tra có sự tham gia của bị hại, ĐTV phải lập biên bản theo quy định của BLTTHS.

Khi bị hại nhận được giấy triệu tập làm việc của CQĐT, luật sư có thể cùng bị hại tham gia các hoạt động điều tra. BLTTHS vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được quyền có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ. Trước khi tham gia các hoạt động điều tra, luật sư nên tư vấn cho bị hại quy định pháp luật về hoạt động điều tra họ sẽ được triệu tập tham gia, các quyền, nghĩa vụ của bị hại trong vụ an hình sự, cũng như quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia các hoạt động điều tra… Bị hai cần nắm được việc có mặt, tham gia các hoạt động diều tra không chỉ là quyển mà còn là nghĩa vụ của họ.
BLTTHS quy định bị nại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tổ ung; trường hợp cố ý vắng mặt không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải. Nắm được các quy định của pháp luật, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và với sự có mặt của luật trong buổi làm việc sẽ giúp bị hại bình tĩnh, tự tin trọng quá trình tham gia các hoạt động điều tra, giúp làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

» Luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự

» Tư vấn bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự