Khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra thì phải làm gì?

Khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra thì phải làm gì? Thường có 2 trường hợp triệu tập là không nêu nội dung làm việc và triệu tập có nội dung làm việc.

Do vậy, khi nhận được được giấy của công an cần phải đọc lại nội dung của giấy như sau:

Khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra thì phải làm gì?

1. Trường hợp giấy triệu tập lần đầu không nêu nội dung buổi làm việc:

– Nếu có số điện thoại của Điều tra viên hoặc Cơ quan Điều tra trên giấy triệu tập: chủ động gọi hỏi các thông tin cơ bản: lý do triệu tập? Bị triệu tập với tư cách gì trong vụ việc? Nội dung buổi làm việc? giấy tờ, tài liệu cần mang theo (nếu có)?

– Nếu không thể liên hệ trước qua điện thoại: Buổi làm việc đầu tiên cần mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh thư / thẻ căn cước. Báo cho gia đình, người thân, bạn bè biết thời gian, địa điểm buổi làm việc với cơ quan điều tra. Có thể đi cùng người nhà, bạn bè đến trụ sở cơ quan và đợi ở phòng tiếp dân trong thời gian bạn làm việc với cơ quan điều tra.

+ Trước khi trình bày lời khai cần yêu cầu Cơ quan điều tra cho biết lý do triệu tập? Bị triệu tập với tư cách gì trong vụ việc? Nội dung buổi làm việc?

+ Khi Công an lập bản khai: những chi tiết chưa nhớ rõ hoặc cần tài liệu đối chiếu thì không vội vàng trả lời; có thể hẹn cung cấp thông tin sau cho Cơ quan điều tra.

+ Trước khi ký bản khai cần tự đọc lại kiểm tra đúng nội dung đã trả lời trước đó; yêu cầu cán bộ điều tra gạch những phần để trống (mà có khả năng đủ diện tích ghi thêm chữ), những chữ gạch xóa viết lại phải có chữ ký xác nhận ngay tại phần gạch xóa đó; ký từng trang và trang cuối ký ghi rõ họ tên.

2. Trường hợp giấy triệu tập các lần sau đó hoặc đã biết rõ nội dung vụ việc:

– Thời gian trước buổi làm việc: cần suy nghĩ nhớ lại sự việc chính xác với thực tế khách quan; chuẩn bị các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan vụ việc.

– Nếu bạn là người bị tố cáo, người bị buộc tội: có thể cung cấp các bằng chứng ngoại phạm cho cơ quan điều tra; vận dụng quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”

– Các bước tiếp theo về buổi lấy lời khai, các lưu ý như phần 1/ nêu trên.

» Mời luật sư khi công an triệu tập, mời lên làm việc

3. Quyền nhờ Luật sư bào chữa hoặc Luật sư bảo vệ quyền lợi:

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

Luật sư bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can…;
c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố…;
b) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ…

Như vậy, ngay khi nhận được Giấy triệu tập của cơ quan điều tra thì lời khuyên cho bạn là hãy nhanh chóng liên hệ với Luật sư để tư vấn pháp luật liên quan và trong trường hợp cần thiết sẽ có đơn mời Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp và cùng bạn có mặt trong các buổi làm việc như lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói,… theo Giấy triệu tập của cơ quan điều tra. Tránh tình trạng mớm cung, ép cung, dùng nhục hình. Và với sự chuẩn bị tốt cùng tâm lý vững vàng khi có Luật sư bên cạnh sẽ giúp quyền lợi của bạn được đảm bảo theo pháp luật.
Luật sư tha gia vụ án hình sự ngay từ giai đoạn đầu càng tốt.

» Luật sư chuyên tư vấn, bào chữa tội ma túy

» Thuê luật sư tham gia trong vụ án hình sự

Khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra nên mời luật sư tư vấn để bảo vệ quyền lợi: