Khi nào phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trong tố tụng Hình sự, trong vụ án Hình sự. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phải bảo đảm tính khách quan vô tư trong khi tiến hành tố tụng
Hội thẩm trong vụ án Hình sự. luật quy định như vậy để bảo đảm tính vô tư, khách quan, tránh áp đặt ý muốn chủ quan của người ngồi xét xử vụ án.
1.1. Căn cứ thay đổi Thẩm phán, hội thẩm
Căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại khoản 1 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định:
“1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.”
Cụ thể Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
“Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
1.2. Trình tự, thủ tục thay đổi thẩm phán trong vụ án hình sự
Căn cứ thay đổi thẩm phán tại khoản 2 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định như sau:
“2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.”
Bước 1: Tại thủ tục bắt đầu tại phiên tòa, trước khi diễn ra phần xét hỏi sẽ được chủ tọa phiên tòa hỏi có thay đổi thẩm phán hay không.
Bước 2: Nếu có đề nghị thay đổi thì sẽ được hội đồng xem xét và quyết định tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Bước 3: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
» Thế nào là người thân thích theo quy định của BLTTHS năm 2015
– Thẩm phán và Hội thẩm là những người tiến hành xét xử vụ án. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phải bảo đảm tính khách quan vô tư trong khi tiến hành tố tụng. Để bảo đảm tính khách quan vô tư đó của Thẩm phán và Hội thẩm, Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể những trường hợp Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi hoặc đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền được quy định ở Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự.
– Theo khoản 1 Điều luật đang bình luận, Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau hoặc đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà.
– Khoản 2 Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm. Chánh án Toà án là người đứng đầu cơ quan Toà án trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện việc xét xử theo sự phân công của Chánh án. Do vậy, khoản 2 Điều luật đang bình luận quy định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà và tại phiên toà.
+ Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án cùng cấp quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
+ Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét xử bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số. Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà. Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Toà án quyết định.
» Nguyên tắc suy đoán vô tội trong bộ luật tố tụng hình sự
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo