Thế nào là người thân thích theo quy định của BLTTHS năm 2015, khái niệm người thân thích là gì? các trường hợp phải từ chối tham gia tố tụng liên quan đến người thân thích như thế nào?
Thế nào là người thân thích theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
I. Khái niệm về người thân thích
1- Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 có giải thích từ ngữ. Trong đó, khái niệm “người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
e) Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.”
2- Ngoài ra tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”
II. Các trường hợp liên quan đến người thân thích
“Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Các trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi có liên quan đến khái niệm “người thân thích”:
– Đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu “… là người thân thích của bị hại, đương sự hoặc bị can, bị cáo”;
– Đối với người chứng kiến: Những người là người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì không được làm người chứng kiến;
– Đối với người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng nếu “… là người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo”;
– Đối với người bào chữa cũng quy định người thân thích của người đã và đang tiến hành tố tụng đối với vụ án đó cũng không được bào chữa.
Với các quy định như trên, rõ ràng, nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thuộc các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi nhưng vẫn tiến hành hoặc tham gia tố tụng đối với vụ việc, vụ án là không đúng quy định của BLTTHS 2015; các hoạt động tố tụng mà họ đã tiến hành hoặc tham gia có thể được đánh giá là không vô tư, khách quan dẫn đến việc giải quyết vụ án có thể sẽ thiếu chính xác.
Như vậy để xác định người thân thích thì phải thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến đặc điểm nhân thân của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong một vụ việc, vụ án hình sự.
2. Người thân thích được nêu tại các Điều 125, Điều 135 BLHS 2015 như sau:
“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.“
“Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự